Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Chuyên gia mách nhỏ » Nên cho bé ăn gì khi bị sốt?

Nên cho bé ăn gì khi bị sốt?

Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, hãy để trẻ nghỉ ngơi. Bị sốt cũng sẽ làm giảm các hoạt động tiêu hoá của dạ dày, vì thế hãy cố gắng tránh cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu hoá, không có lý do nào để giảm bữa ăn thường ngày khi bé không từ chối ăn.

Cụ thể, chế độ ăn của trẻ bị sốt (không phải sốt thương hàn) như sau:
 
Trẻ nhỏ hơn 6 tháng:
 
– Bú mẹ nhiều lần, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Mẹ phải uống thêm sữa và nước để đủ sữa cho trẻ vì trẻ sốt bị mất nước nên rất cần nước.
 
– Nếu trẻ bú bình: lượng sữa trong một ngày là 150ml cho mỗi cân nặng cơ thể, chia làm 8-10 lần. Cho trẻ uống nước “đã khát” mới cho bú bình vì nếu không bù đủ số nước bị mất do sốt thì trẻ sẽ bỏ bú sữa. Có thể làm mát sữa cho trẻ “háu bú”.
  

Khi bé bị sốt, các bà mẹ thường cho bé kiêng khem rất nhiều, điều này có thực sự tốt cho trẻ?

Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, hãy để trẻ nghỉ ngơi. Bị sốt cũng sẽ làm giảm các hoạt động tiêu hoá của dạ dày, vì thế hãy cố gắng tránh cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu hoá, không có lý do nào để giảm bữa ăn thường ngày khi bé không từ chối ăn.
 
Cụ thể, chế độ ăn của trẻ bị sốt (không phải sốt thương hàn) như sau:
 
Trẻ nhỏ hơn 6 tháng:
 
– Bú mẹ nhiều lần, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Mẹ phải uống thêm sữa và nước để đủ sữa cho trẻ vì trẻ sốt bị mất nước nên rất cần nước.
 
– Nếu trẻ bú bình: lượng sữa trong một ngày là 150ml cho mỗi cân nặng cơ thể, chia làm 8-10 lần. Cho trẻ uống nước “đã khát” mới cho bú bình vì nếu không bù đủ số nước bị mất do sốt thì trẻ sẽ bỏ bú sữa. Có thể làm mát sữa cho trẻ “háu bú”.
  
Nếu bé bị sốt nên cho bé tăng cường bú mẹ để bổ sung dinh dưỡng
và lượng nước cần thiết.
 
Trẻ từ 6 đến 24 tháng:
 
– Bú sữa đang dùng: là sữa mẹ hoặc sữa bình trẻ đang dùng và pha như bình thường.
 
– Bột hoặc cháo có đủ chất dinh dưỡng như bình thường nhưng xay loãng, cho trẻ ăn nhiều cữ trong ngày (4-5 cữ) nhưng mỗi lần ăn ít một (1/3-1/2 chén).
 
– Chất đạm tốt nhất là sữa, thịt gà, thịt heo.
 
– Cho trẻ uống thêm nước trái cây mát sau khi bú và sau khi ăn bột hoặc cháo. 
Trẻ từ 24 đến 60 tháng:
 
– Ăn cơm như bình thường, nhiều lần, ít một.
 
– Bữa ăn nên có thêm canh chua hoặc những loại canh mà trẻ dễ ăn như canh khoai mỡ, canh rau ngót, canh nấu thịt, cua mồng tơi….giúp trẻ ngon miệng, dễ ăn.
 
– Ăn thêm một cữ tối nếu trẻ thèm ăn và thức khuya do sốt.
 
– Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích.
 
– Ăn thêm những món phụ nhưng bổ dưỡng như bánh Flan, yaourt…
 
– Uống thêm nước, sữa, yaourt, nước trái cây mát.
  
Nếu bé không ăn được cơm, mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng để dễ tiêu hóa và hấp thu
 
Lưu ý:
 
– “Làm mát” thức uống của trẻ bằng cách cho thức uống vào tủ lạnh hoặc ướp đá bên ngoài, không được cho đá vào thức uống của trẻ vì tránh nhiễm trùng do đá gây ra.
 
– Khi sốt, trẻ rất khát nên nước mát và thức ăn lỏng, mềm dễ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ ăn nhiều hơn và dễ hấp thu hơn.
 
– Khi sốt trẻ cần nhiều nước và vitamin nên trẻ cần uống thêm nước trái cây.
 
– Không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ khuyến khích trẻ ăn khi bị bệnh vì trẻ sẽ ói và sợ ăn. Sau khi hết bệnh sẽ “sợ ăn” luôn.

Một số món ăn giúp trẻ hạ sốt
 
Cà chua hầm thịt: Cà chua 100g, thịt lợn nạc 100g, cà chua rửa sạch thái lát hoặc băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1 bát nước, đổ thịt vào nấu chín trước, sau đó cho cà chua, một ít muối, dầu hành, gừng đun chín là được. Uống canh, ăn thịt và cà chua, mỗi ngày 1 lần, hoặc ăn cùng với cơm.
 
Rau muống, mã thầy: Rau muống 100g, mã thầy 20g. Hai thứ trên rửa sạch, cho vào nồi nước, luộc chín nhừ. Ăn rau uống canh mỗi ngày 2 – 3 lần, ăn liền trong 7 ngày.
 
Chè đậu xanh, rau câu: Đậu xanh 50g, rau câu 30g, đường đỏ vừa đủ. Đậu xanh cho nước vào đun cho đậu chín nhừ, rau câu thái nhỏ, cho vào nồi nấu cùng đến khi rau câu chín kỹ thì cho đường đỏ liệu vừa ăn là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.
 
Do bị sốt, cơ thể trẻ nhỏ bị suy yếu, nên nguyên tắc ăn uống đối với bệnh sốt ở trẻ nhỏ là: Uống đủ nước thức ăn dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng; đặc biệt là có đủ chất đạm (protein), vitamin và muối khoáng.
 
Không nên cho trẻ ăn những món xào, rán nhiều mỡ, để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

Gửi thảo luận