iêng với cư dân thành phố chật người, hình thức vận động trên thao trường đồng thời là biện pháp xả xú bắp chống stress. Đập ai đó không được thì thôi đành đấm tạm quả bóng cho đỡ tức. Theo kiểu nào cũng vậy, nhu cầu của người tham gia sinh hoạt thể dục thể thao, dù là vận động viên cử tạ hạng nặng hay người tập dưỡng sinh nhẹ nhàng mỗi sáng, tuy có khác biệt ít nhiều về mức độ tiêu hao năng lượng nhưng trên cơ bản không thể ra ngoài mục tiêu:
-Tăng cường sức khỏe bằng cách ổn định chức năng tâm cũng như sinh lý, nếu tập mà sau đó không khỏe hơn, không vui hơn thì mọi hình thức thể dục thể thao đều hoàn toàn vô ích, thậm chí có hại.
-Cải thiện chức năng tư duy thể hiện qua tính chính xác trong thao tác kỹ thuật. Thành tích trong thể thao chính là thước đo khả năng phán đoán của gia chủ. Chính vì thao tác không chính xác do rối loạn sao đó trong dẫn truyền thần kinh mà vận động viên, không kể đến chuyện ăn thua, dễ bị chấn thương trong lúc tập luyện. Nói cách khác, chơi mà không hay, tập mà hay bị chấn thương là dấu hiệu cho thấy vận động viên đang xuống sức.
-Tạo điều kiện tối ưu để cơ thể phục hồi nhanh chóng. Vận động viên, nếu chơi thể thao đúng cách, phải ít bệnh hay nếu bệnh thì thời gian nghỉ bệnh ngắn hơn người khác.
Ấy thế mà có người sinh bệnh vì ham thể dục thể thao mới ngược đời! Đừng tưởng đó là chuyện phỏng đoán khơi khơi. Theo kết quả thống kê của trường đại học thể dục thể thao ở Cologne, CHLB Đức, không dưới 20% hội viên thường trực của sân tập lại sớm trở thành khách hàng thân thiết của thầy thuốc ngay trong lúc còn trong độ tuổi thanh xuân!
Khỏi nói dông dài cũng hiểu vận động viên rất cần một chế độ dinh dưỡng ít nhiều khác người mới mong khỏe nhờ chơi. Khẩu phần của người tập thể dục thể thao vì thế phải:
-Cung ứng đầy đủ chất đạm cho tiến trình hồi phục sau mỗi lần tập luyện.
-Bổ sung các chất điện giải dễ thất thoát do đổ mồ hôi nhằm duy trì dẫn truyền thần kinh đúng nghĩa nhạy bén cho phản ứng tinh tế của vận động viên.
-Tiếp tế chất sinh năng cho hệ vận động nhưng không gây béo phì hay giảm lực cơ khiến vận động viên đánh mất hiệu năng dù vẫn siêng tập luyện.
Trên cơ sở vừa phân tích, vận động viên hầu như không thể trông mong vào bữa ăn với khẩu phần bình thường. Nhu cầu dinh dưỡng của vận động viên khó có thể được đáp ứng nếu thiếu thịt, trứng, sữa… Một chế độ dinh dưỡng như thế tất nhiên hữu ích cho cơ thể đang lúc có nhu cầu dưỡng chất cao hơn bình thường, nhưng về lâu về dài tất nhiên khó tránh không là gánh nặng cho các cơ quan phải gồng gánh nhiệm vụ giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột. Giải pháp tốt nhất cho tình huống éo le này là làm sao có được loại thực phẩm bổ sung không cần lượng lớn mỗi ngày, nhưng chứa nhiều chất đạm, đầy đủ sinh tố cho lực cơ, như tập thể sinh tố B, đồng thời dồi dào các khoáng tố đại lượng cần thiết cho dẫn truyền thần kinh như Ca, Na, Mg, K. Không cần cao lương mỹ vị. Đáp án chính là đậu nành, tảo spirulina, sữa ong chúa…