Những người mẹ bị lao phổi, nhất là trong thời kỳ bệnh phát triển, không được trông nom, chăm sóc và cho con bú. Nếu không, vừa có hại cho sức khỏe của con lại vừa bất lợi cho sức khỏe của bản thân.
Những người bị bệnh tim, nếu cho con bú sẽ tăng thêm gánh nặng cho tim.
Những người mẹ bị bệnh viêm thận mãn tính, nếu cho con bú và chăm sóc con sẽ vất vả, mệt nhọc mà sinh bệnh của bản thân càng sinh nặng thêm.
Những người mẹ bị chứng bệnh động kinh, khi cho con bú mà bị động kinh thì sẽ làm tổn thương đến con, rất nguy hiểm. Hơn nữa, trong sữa của những người mẹ này có chứa các vị thuốc như Luminal, Vilium, Phenytoin sodium…có thể gây nên những phản ứng không tốt đối với trẻ nhỏ, làm cho trẻ sinh ra các chứng bệnh: thèm ngủ, toàn thân nổi lên những nốt ban đen…
Những người mẹ bị viêm gan, chất HBsAg có thể thông qua nước sữa, truyền vào cho trẻ, và bất lợi cho việc khôi phục lại sức khỏe cho người mẹ. Những người mẹ này tuỵệt đối không được hôn hít con, càng không được mớm cho con ăn.
Những người mẹ bị HIV không nên cho con bú. Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã đưa ra khuyến cáo người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú vì HIV có trong sữa mẹ và có thể truyền sang con khi cho bú. Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế. Theo các chuyên gia, hiện nay thức ăn thay thế sữa mẹ hiệu quả là sữa bột; không được thay thế sữa mẹ bằng nước hoa quả, nước đường hoặc cháo hay bột. Cho trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa thay thế là một biện pháp có hiệu quả làm giảm nguy cơ nhiễm HIV cho con khi người mẹ nhiễm HIV. Nếu tuân thủ tuyệt đối sẽ loại bỏ được nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Những người mẹ bị bệnh tiểu đường cần phải qua điều trị bằng insulin cho bệnh ổn định hẳn mới được cho con bú. Nếu không, sẽ dễ gây nên hôn mê do chứng bệnh kentonuria do bệnh tiểu đường sinh ra, chất insulin dạng ỉ lại đặc biệt là như vậy.
Những người mẹ bị bệnh cơ năng của tuyết giáp trạng cao quá mức bình thường, trong thời gian uống thuốc điều trị, không được cho con bú để tránh con cũng sẽ bị bệnh về tuyến giáp trạng.
Những người mẹ bị viêm tuyến vú, cần đến điều trị tại bệnh viện, chờ khi nào bầu vú mềm lại, hết sưng mới được cho con bú.
Những người mẹ bị các bệnh cảm nhiễm cấp tính, cần điều trị bằng các loại thuốc kháng khuẩn như Sulfonamide, Illotycin, Lincomycin, Chloromycetin… tạm thời ngừng cho con bú cho đến khi khỏi. Sau mấy ngày ngừng thuốc mới cho con bú.
Những người mẹ sinh ra những đứa con bị các chứng bệnh như có đường galactose trong máu hoặc bệnh có acrylophenone trong nước tiểu, thì không cho con bú và phải cho ăn bất cứ loại sữa nào khác để tránh tổn thương trí lực của trẻ.