Trang chủ » Danh y xưa và nay » Câu chuyện Danh y » Vị GS đầu ngành dược liệu và câu chuyện cây thuốc quí

Vị GS đầu ngành dược liệu và câu chuyện cây thuốc quí

Đoàn khảo sát dược liệu hoang dã do GS.TS Phạm Thanh Kỳ nguyên hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội, chủ nhiệm bộ môn dược liệu làm trưởng đoàn. Cử nhân Ngô Văn Trại, chuyên gia xác định tên khoa học cây thuốc – Viện dược liệu TƯ, các cán bộ nghiên cứu thuộc tập đoàn Tuệ Linh cùng các phóng viên báo đài O2TV, HTV …đã phát hiện thấy một quần thể có trữ lượng tương đối lớn cây Giảo cổ lam hoang dã tại tỉnh Hoà Bình.


Địa điểm phát hiện thuộc xóm Ngù Mái, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc ở độ cao trên 1200m. Giảo cổ lam là một dược liệu quý hiếm được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ với rất nhiều công dụng như hạ mỡ máu, bảo vệ tim mạch, chống cao huyết áp, đặc biệt có tác dụng chống ung thư và giải độc cơ thể mạnh.


Giảo cổ lam hoang dã được tìm thấy ở vùng núi Hòa Bình

Cây Giảo cổ lam đầu tiên được GS.TS Phạm Thanh Kỳ – trường Đại học Dược Hà Nội phát hiện thấy ở Việt Nam năm 1997 tại núi phanxipang – Lào Cai và một số vùng núi thuộc tỉnh Cao Bằng.

Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về Giảo cổ lam Việt Nam được nghiệm thu với kết quả suất sắc và đưa vào ứng dụng sản xuất ra các sản phẩm như trà Giảo cổ lam, viên nén Giảo cổ lam, nước giải khát Giảo cổ lam đã đem lại hiệu quả tích cực trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nhất là các bệnh tiểu đường tuýp 2, mỡ máu cao, cao huyết áp, mắc các khối u.

Các đánh giá về khoa học cho thấy Giảo cổ lam tìm thấy ở Việt Nam có hàm lượng hoạt chất rất cao. Trong một nghiên cứu hợp tác giữa các nhà khoa học Viện dược liệu Việt Nam và Thuỵ điển đã tìm ra một chất mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam đặt tên là phanoside có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. 


GS.TS Phạm Thanh Kỳ – chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về Giảo cổ lam Việt Nam trong đợt khảo sát tại Hoà Bình (dược liệu leo trên vách đá là Giảo cổ lam)

GS.TS Phạm Thanh Kỳ cũng vừa công bố tìm thấy một chất mới hoàn toàn trong cây Giảo cổ lam Việt Nam có tác dụng ức chế khối u mạnh và làm tăng miễn dịch cơ thể.

Mặc dù cây Giảo cổ lam đã được nghiên cứu từ rất lâu tại Trung Quốc, Nhật Bản nhưng việc phát hiện ra hoạt chất mới có tác dụng chữa bệnh trong Giảo cổ lam Việt Nam là điều đáng tự hào cho các nhà khoa học nước nhà cũng như sự khẳng định vào chất lượng của dược liệu Việt Nam. Điều đáng lo là tình trạng khai thác ồ ạt đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này, hiện nay Giảo cổ lam hoang dã tại Phan xi păng gần như không còn. Vùng nguyên liệu mới phát hiện tại Hà Giang và Cao Bằng cũng đã cạn.

Việc phát hiện cây Giải cổ lam tại Hoà Bình một lần nữa cho thấy sự phân bố tương đối rộng của loại cây này và tiềm năng cây thuốc phong phú của chúng ta. Các nhà khoa học cũng tìm thấy 3 loài Giảo cổ lam ở Hoà Bình trong tổng số 5 loài Giảo cổ lam được tìm thấy ở Việt Nam. Các loài này đều có thể dùng làm thuốc. Theo đánh giá của các chuyên gia thì Giảo cổ lam hoang dã tại Việt Nam sẽ chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước khoảng một vài năm tới.

Hiện tại các GS.TS trường ĐH Dược và Viện dược liệu Trung ương với sự tham gia và đầu tư của tập đoàn Tuệ Linh – Đơn vị đầu tiên và duy nhất được GS.TS Phạm Thanh Kỳ uỷ quyền sản xuất các sản phẩm Giảo cổ lam tại Việt Nam – đang tích cực nhân giống và trồng dược liệu quý giá này theo tiêu chuẩn (G.A.P) nhằm bảo tồn và phát triển cây Giảo cổ lam.

Mô hình được áp dụng là khai thác và nhân giống tại chỗ. Vừa bảo tồn nguồn gen thuần chủng của cây vừa đảm bảo chất lượng không bị giảm sút so với Giảo cổ lam hoang dã. Điều này sẽ giúp cung cấp ổn định cây Giảo cổ lam cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu, đỡ lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nhất là tình trạng dược liệu nhập khẩu không kiểm soát được chất lượng như hiện nay.

Gửi thảo luận