Không mô tả dài dòng về mối quan hệ cá nhân đã nối kết chúng tôi trong gần 20 năm, nhưng có lẽ cần thuật lại một cách súc tích lịch sử mối quan hệ nghề nghiệp giữa hai chúng tôi. Tôi đã gặp Tôn Thất Tùng lần đầu tiên vào khoảng những năm 60. Bất chấp cuộc chiến tranh mà ai cũng biết rằng anh đã luôn giữ vai trò lỗi lạc trong suốt cuộc chiến này, anh Tùng đã luôn gắn bó với phương pháp phẫu thuật của Pháp. Ngay khi có cơ hội, anh đã quyết định quay trở lại và phát triển các mối quan hệ với trường phái phẫu thuật này và vì thế anh đã thường xuyên đến tham quan các cơ sở y tế tại Paris, và đặc biệt là các cơ sở phẫu thuật gan. Chính tại một trong các cơ sở y khoa này, tôi đã quen biết anh khi mình mới chỉ là một bác sỹ trẻ mới vào nghề. Anh quan sát một cách nhạy bén những tiến bộ của ngành phẫu thuật mà đã không thể phát triển tại Việt Nam do hoàn cảnh chính trị và kinh tế lúc đó. Vài năm sau, khi tôi bắt đầu thực hiện phẫu thuật tĩnh mạch cửa thí nghiệm trên chuột (lúc đó chúng tôi còn chưa gọi là "vi phẫu thuật"), đến thăm phòng thí nghiệm trong vài giờ, anh đã như bị mê hoặc bởi kỹ thuật này mà do chiến tranh và sự nghèo nàn sẽ không thể nào áp dụng tại quê hương anh.
Năm 1974, tôi đã quyết định từ bỏ phẫu thuật gan để chuyển sang phẫu thuật tim. Tôi đã không gặp anh trong một thời gian dài và tình cờ vào năm 1978, tôi được gặp lại anh nhân cuộc tiếp tân chúc mừng anh tại một bệnh viện ở Paris. Trước sự kinh ngạc của tôi, anh đã nhờ tôi giúp anh triển khai kỹ thuật mổ tim hở tại Hà Nội. Vào thời điểm đó, ý tưởng của anh thật điên rồ. Song anh cứ nài nỉ tôi và thuyết phục tôi rằng đây là cơ hội duy nhất để thúc đẩy nền ngoại khoa của Việt Nam có bước nhảy vọt để tiếp cận nền y học hiện đại, trên con đường thẳng tiến sáng tạo, và rằng đó cũng là mục tiêu của anh kể từ khi kết thúc thời kỳ đô hộ Pháp. Tôi đã đồng ý.
Vài tháng sau, những thực tập sinh đầu tiên đã đặt chân đến Paris, đó là Đặng Hanh Đệ – phụ trách phẫu thuật tim kín tại Bệnh viện Việt – Đức, Tôn Đức Lang – kỹ thuật viên gây mê trung thành của anh Tùng và Tôn Thất Bách – con trai của anh Tùng – người đã trở thành cậu em trai chí cốt của tôi. Chỉ trong một thời gian ngắn, cả ba bác sỹ trẻ này đã hòa nhập hoàn toàn với nhóm bác sỹ Pháp và tiếp thu không chút khó khăn những kỹ thuật ngoại khoa của thời đó. Trên chuyến đi đầu tiên của chúng tôi đến Hà Nội, chúng tôi có cảm giác chỉ cần vài tháng thôi là sẽ đạt được mục tiêu. Quả là sự thiếu hiểu biết về đất nước Việt Nam của thời kỳ đó! Hồi đó, mỗi tuần Bệnh viện Việt – Đức thực hiện vài ca phẫu thuật gan, đây đã là một kỹ thuật cao đối với ngành ngoại khoa của Pháp. Thế nhưng tôi không thể nào tưởng tượng được mức độ nghèo nàn, thiếu thốn về phương tiện y tế tại đây. Mặc dầu nhờ vào sự sắp xếp của anh Tùng, bệnh viện của chúng tôi đã bớt thảm hại và chỉn chu hơn nhiều so với các bệnh viện khác. Thế nhưng điều kiện làm việc vẫn hoàn toàn không thể đáp ứng cho một kỹ thuật ngoại khoa khó như phẫu thuật tim hở. Thay vì tổ chức ngay cho chúng tôi phẫu thuật, anh đã cùng đội ngũ công nhân của bệnh viện sửa chữa, lắp đặt lại cửa sổ phòng mổ, bàn mổ bị hỏng, bộ đèn mổ cũng bị hỏng do phần lớn các bóng đèn bị thiếu, máy tuần hoàn ngoài cơ thể cũ kỹ do một hội đoàn của Hoa Kỳ tặng, phích cắm điện của các máy moniteur, các ống nối được lắp đặt tạm thòi ra từ các bình ga không đồng bộ và rò rỉ. Anh Tùng đã rất vui. Qua những cuộc trò chuyện giữa chúng tôi ở văn phòng của anh vào mỗi buổi sáng, anh đã khiến tôi hiểu được lí do thật sự của công việc mà chúng tôi đang cùng nhau chia sẻ, đó là: thúc đẩy sự phát triển không chỉ trong mổ tim tại Bệnh viện Việt – Đức mà cả toàn nền y tế Việt Nam bằng cách vừa tạo nên một thí dụ điển hình, vừa đem đến cho nó tinh thần tự hào và tấm lòng nhiệt huyết.
Sau vài tuần xoay xở, chúng tôi đã có thể tiến hành phẫu thuật. Bách và Đệ đã thực hiện thành công ca mổ tim hở đầu tiên tại Việt Nam. Đó là khởi đầu của một chuyến đi dài mà rất nhiều các bác sỹ và phẫu thuật viên của nhiều bệnh viện khác nhau cùng tham gia tiếp bước (các bệnh viện như Việt – Đức, Bạch Mai và Xanh Pôn). Tôi có thể kể tên nhiều người trong số họ; tuy nhiên có một người mà tôi thật sự trân trọng vì sự cống hiến âm thầm nhưng đặc biệt quan trọng trong suốt những năm tháng đó: chị Vi Thị Nguyệt Hồ, người vợ của anh Tùng. Sự hiện diện của chị đáng quý biết bao, không đơn giản chỉ vì năng lực tổ chức phòng mổ và kỹ thuật gây mê xuất sắc của chị, mà còn bằng sự thông minh xuất chúng, khả năng quan tâm và hiểu người khác của chị, tài năng và sự ảnh hưởng của chị đến mọi người, nhất là đối với chồng chị, một quyền lực ngập tràn tình thương yêu của chị đã và sẽ mãi khiến tôi phải ngưỡng mộ.
Anh Tôn Thất Tùng đã rời bỏ chúng ta quá sớm trong hành trình này. Tôi đã gặp anh lần cuối tại Paris, chỉ vài tuần trước khi anh qua đời. Đã từ lâu, tôi tự thuyết phục mình rằng phải viết một hồi ký về anh: anh đã không chỉ là một chứng nhân xuất sắc, một nhân tố tích cực của các sự kiện và biến động chính trị, văn hóa, xã hội; mà anh còn là một trong những ít người có thể thuật lại nhũng sự kiện, biến động này với cách nhìn nhận có khoảng cách và óc phê phán trong mức độ cần thiết nhằm tạo được sự quan tâm của toàn cầu. Mỗi khi tôi từ chối, anh đều phản bác bằng một lập luận sôi nổi: "Anh biết là khó rồi, nhưng em phải biết là…". Tuy nhiên, trong lần gặp cuối cùng đó, chúng tôi đã chuyển sang một quyết định trung gian: anh sẽ trở lại Paris trong vài tháng tới, để giải đáp cho tôi những câu hỏi về cuộc đời anh; tôi sẽ phải ghi lại những câu trả lời đó để chuyển tải thành một cuốn sách. Thật đáng tiếc, trái tim anh đã rẽ ngoặt, và thế là những gì anh đang có để truyền lại cho thế hệ sau đã vĩnh viễn ra đi.
Dĩ nhiên, anh đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong nền y tế Việt Nam. Tôi hiểu rằng phần đời mà tôi được sống bên anh, sự "cất cánh" của ngành mổ tim, chỉ là một mảng nhỏ trong sự nghiệp y khoa của anh. Ngoài ra, sự cống hiến của anh còn là những nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực giải phẫu gan và những hệ quả rút ra từ đó cho kỹ thuật phân chia mạch máu trong gan. Đây là hai thành tựu vô cùng to lớn của anh trong; song đối với tôi điều đáng ngưỡng mộ hơn cả, đó là anh đã không chỉ hoàn thành được hai kỹ thuật ngoại khoa rất phức tạp này, mà còn liên kết được hai kỹ thuật đó trong điều kiện hết sức khó khăn. Ở phần trên, tôi đã cho việc anh đề nghị phẫu thuật tim tại Việt Nam trong những năm 70 là một ý tưởng điên rồ. Sẽ quả là một ý tưởng điên rồ thật nếu anh đã không huy động được những khả năng siêu phàm: phát huy nhiệt huyết và nghị lực của các đồng sự, kết hợp việc phân tích sát thực những khó khăn về điều kiện phẫu thuật với phương thức vượt mọi khó khăn; chính những đặc điểm này đã giúp anh đưa những giấc mơ của mình vào thực tế với tinh thần bền bỉ và lòng dũng cảm không bao giờ cạn.
Tuy nhiên, một điều quan trọng khác mà tôi nhận thấy ở anh, đó là Tôn Thất Tùng luôn có mối quan hệ gắn bó với Văn hóa. Xuất thân từ tầng lớp hoàng phái Việt Nam, sau đó lại trở thành một học trò và một cán bộ của nền y học Pháp, một nhân tố tích cực trong phong trào cách mạng, anh đã thấm nhuần trong mình nhiều nền văn hóa khác nhau mà anh luôn biết chế ngự một cách thuần thục, không để mình bị giam hãm trong bất kì nền văn hóa nào. Anh khiến mọi người có cảm giác là anh làm chủ mọi biến động của các nền văn hóa bằng cách tìm kiếm trong sự phong phú ấy những tinh hoa của mỗi nền văn hóa. Một ví dụ đơn giản về khả năng này chính là quan niệm của anh trong quá trình phát triển nghiên cứu bệnh lý về sỏi mật. Anh bảo là mình đã học phương pháp phẫu thuật này từ các thầy người Pháp. Song, cho rằng những biểu hiện của bệnh sỏi mật ở người Việt Nam không hoàn toàn giống như vậy, nên anh đã cố nghiên cứu nguyên nhân của sự khác biệt đó, mô tả tầm quan trọng của bệnh lý nhiểm kí sinh trùng và từ đó hạn chế kết quả điều trị. Khả năng tham khảo tận gốc rễ các nền văn hóa khác nhau không phải để tạo ra sự đối kháng, mà để khiến chúng phát huy hiệu quả hơn cho y học; đó chính là di sản quý báu nhất mà Tôn Thất Tùng để lại cho hậu duệ. Anh đã áp dụng nguyên tắc này cho mọi lĩnh vực của đời sống: y học, lịch sử, văn học và chính trị. Đương nhiên, sẽ là quá tự phụ nếu dám nói có thể học được đức tính đó của anh: anh có những đức tính riêng và một quá trình lịch sử của bản thân, khiến anh có được sự khoáng đạt và tầm tư duy mà chúng ta không thể đạt được. Dẫu vậy, không ai ngăn cản chúng ta tự vấn về những gì anh nói về biến động của thế giới mà mỗi chúng ta đang góp phần vào guồng quay ấy. Trong thời cuộc hỗn loạn, anh sẽ tìm ra một hướng đi chủ đạo; trong sự biến động các giá trị truyền thống, anh sẽ chỉ ra cho chúng ta rằng quan trọng nhất là phải bảo tồn được nội dung và chấp nhận những thay đổi về thể thức; cuối cùng và cũng là điều chính yếu, anh sẽ chỉ ra cho chúng ta làm sao trong quá trình hội nhập văn hóa toàn cầu mỗi xã hội, mỗi cá nhân có thể chắt lọc được những tinh túy của các nền văn hóa để từ đó xây dựng nên cho mình một nền văn hóa mới, nơi mà anh đã thể hiện được những đức tính của riêng mình .
Mong rằng lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tôn Thất Tùng sẽ mà dịp để chúng ta phát huy được trái tim tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần lạc quan và sự thông minh hiếm có mà anh đã luôn thể hiện trong suốt cuộc đời mình.
Bài viết nguyên bản bằng tiếng Pháp của tác giả:
Ton That Tung est certainement l'une des personnalités les plus exceptionnelles que j'aie eu la chance de rencontrer au cours de mon existence. La célébration du centenaire de sa naissance est pour moi l'occasion de me remémorer ce que j'ai appris de lui mais surtout d' essayer d'en transmettre une partie à ceux qui exercent aujourd'hui la médecine et la chirurgie au Vietnam : le temps passe vite et je me rends compte, en écrivant ces lignes, que ceux qui ont eu la chance de bénéficier directement de son enseignement commencent à se faire rares.
Sans entrer dans la description des liens personnels qui nous ont unis pendant près de vingt ans, il me semble utile de relater succinctement l'histoire de nos rapports professionnels. J'ai rencontré Ton That Tung vers le milieu des années 60. Tung était resté, malgré la guerre au cours de laquelle il avait joué le rôle éminent que l'on sait, très attaché à la chirurgie française. Dès qu'il l'avait pu, il avait décidé de reprendre et de développer ses relations avec elle et venait aussi souvent que possible visiter les services parisiens, tout particulièrement ceux de chirurgie hépatique. C'est dans l'un de ces services que, tout jeune médecin, j'ai fait sa connaissance. Il observait avec acuité les progrès, le raffinement de la chirurgie qui n'avaient pu, du fait des circonstances politiques et économiques, se développer au Vietnam. Lorsque, quelques années plus tard, je commençai, sous la direction d'Henri Bismuth, à faire de la chirurgie portale chez le rat (que l'on n'appelait pas encore "micro-chirurgie"), il vint passer quelques heures au laboratoire, fasciné par ces techniques que la guerre et la pauvreté rendaient absolument inaccessibles à son pays.
En 1974, je choisis d'abandonner la chirurgie hépatique pour passer à la chirurgie cardiaque. Je perdis Ton That Tung de vue pendant quelques années mais, en 1978, je le rencontrai à nouveau au cours d'une réception organisée en son honneur dans un hôpital de la région parisienne. A ma grande surprise, il me demanda de l'aider à organiser la chirurgie à cœur ouvert à Hanoi. C'était évidemment une idée folle. Il insista, me disant que c'était l'occasion unique de faire faire à la chirurgie vietnamienne un saut vers la modernité, dans la droite ligne de l'œuvre de créateur qui était son but depuis la fin de la colonisation. J'acceptai.
Quelques mois plus tard, arrivaient à Paris les premiers stagiaires : Đặng Hanh Đệ, alors responsable de la chirurgie à cœur fermé à l'hôpital Viet Duc, Ton Duc Lang, le fidèle anesthésiste de Tung et Ton That Bach, le fils de Tung qui devint par la suite mon petit frère de cœur. En peu de temps, tous trois s'intégrèrent parfaitement à l'équipe française et assimilèrent sans difficulté apparente les techniques de l'époque. Nous avions, en partant pour la première fois à Hanoi, l'impression qu'en quelques mois notre but serait atteint. C'était ignorer ce qu'était le Vietnam de cette époque. Sachant qu'il se faisait à Viet Duc plusieurs hépatectomies par semaine, chirurgie considérée en France comme de haut niveau, je n'imaginais pas la pauvreté des structures et des moyens hospitaliers. Même si, grâce à Tung, notre hôpital était dans un état moins déplorable et mieux entretenu que beaucoup d'autres, les conditions de travail étaient complètement inadaptées à une technique aussi exigeante que la chirurgie à cœur ouvert. Au lieu de nous mettre immédiatement à opérer, nous entreprîmes, avec toute l'équipe et les ouvriers de l'hôpital, de remettre dans un état acceptable les fenêtres de la salle d'opération, la table d'opération bloquée, le scialytique également bloqué et ayant perdu la plus grande partie de ses ampoules, la vieille machine de circulation extra-corporelle offerte par une association américaine, les prises électriques alimentant les moniteurs, les raccords bricolés sortant de bouteilles de gaz dépareillées et fuyantes. Tung était ravi. Au cours des discussions que nous avions chaque matin dans son bureau, il me faisait peu à peu comprendre la vraie raison de notre travail commun : tirer en avant non seulement la chirurgie cardiaque, non seulement l'hôpital Viet Duc mais toute la médecine du pays en lui donnant à la fois un exemple et un motif de fierté et d'enthousiasme.
Après quelques semaines de bricolage, nous pûmes enfin passer à la chirurgie. Bach et De firent, pour la première fois avec succès, des interventions à cœur ouvert au Vietnam. C'était le début d'une longue aventure, à laquelle participèrent de très nombreux médecins et chirurgiens de plusieurs hôpitaux (outre Viet Duc, Bach Mai et Saint Paul). Je ne peux les citer ici mais je tiens à rendre hommage à un personnage qui a joué, pendant toutes ces années, un rôle à la fois discret et essentiel : il s'agit de Madame VI THI NGUYET HO, l'épouse de Tung. Ce n'est pas tant par ses qualités techniques d'organisatrice de la salle d'opération et de l'anesthésie qu'elle se rendait précieuse. C'est par son extraordinaire intelligence humaine, sa capacité à s'intéresser et comprendre chacun, quel que soit son caractère et sa culture, son talent à exercer sur tous, en particulier sur son mari, une affectueuse autorité qu'elle suscitait et suscite encore mon admiration.
Ton That Tung nous a quittés trop tôt au cours de cette aventure. Je l'ai rencontré pour la dernière fois à Paris quelques mois avant sa mort. Depuis longtemps, j'essayais de le convaincre d'écrire ses mémoires : non seulement il avait été le témoin et l'acteur d'évènements et de bouleversements politiques, sociaux et culturels exceptionnels mais il était probablement l'un des rares à pouvoir les relater avec la distance et l'esprit critique nécessaires pour en faire une œuvre d'intérêt universel. Il m'avait toujours opposé un refus seulement motivé par un vague : "c'est difficile, tu sais…". Pourtant, lors de cette entrevue, nous avions transigé sur une solution intermédiaire : il reviendrait à Paris, dans les mois suivants, pour répondre à mes questions sur sa vie, j'enregistrerais ces réponses et les rédigerais pour en faire un livre. Son cœur en a décidé autrement et, pour une bonne part, ce qu'il avait à transmettre est définitivement perdu.
Bien sûr, il reste sa marque gigantesque sur toute la médecine Vietnamienne. Je suis bien conscient que la part que j' ai vécue avec lui, le "décollage" de la chirurgie cardiaque, n'est qu'une infime partie de son œuvre. Il reste son apport scientifique, en particulier sa description originale de l'anatomie du foie et les conséquences qu'il en avait tirées pour la chirurgie de résection hépatique. Ces deux aspects de son œuvre sont monumentaux mais ce qui me paraît le plus admirable est qu'il ait pu non seulement les accomplir mais les conjuguer dans des conditions aussi difficiles. J'ai écrit plus haut que j'avais jugé folle son idée de développer la chirurgie cardiaque à la fin des années 70. C'eût été fou s'il n'avait pas, comme il l'avait toujours fait, utilisé des capacités hors du commun : aptitude à mobiliser l'enthousiasme et l'énergie de ses collaborateurs, alliance d'une analyse très réaliste des difficultés pratiques et d'une forme de mépris de ces difficultés, lui permettant d'ancrer ses rêves dans le réel, ténacité et courage inépuisables.
Le plus important, cependant, me paraît être le rapport que Ton That Tung entretenait avec la culture. Héritier de l'aristocratie Vietnamienne, élève puis cadre de la médecine française, acteur de la révolution, il était en fait imprégné de plusieurs cultures qu'il maîtrisait parfaitement sans être prisonnier d'aucune d'entre elles. Il donnait l'impression de toujours se situer au dessus des contingences liées à ces cultures tout en puisant dans les richesses qu'il trouvait dans chacune d'entre elles. Un exemple trivial de cette capacité est la conception qu'il avait développée de la pathologie biliaire. Il disait avoir appris de ses maîtres français la technique de cette chirurgie. Pourtant, constatant que les manifestations de la lithiase n'étaient pas les mêmes chez les vietnamiens, il avait cherché la cause de cette différence, décrit l'importance des parasitoses et déduit les conséquences thérapeutiques. Cette capacité de puiser à des sources culturelles différentes non pas pour les opposer mais pour les faire fructifier est sans doute la part la plus précieuse de l'héritage de Ton That Tung. Il l'exerçait dans tous les domaines de la vie : la médecine, mais aussi l'histoire, la littérature, la politique. Bien sûr, il serait présomptueux de prétendre l'imiter : il avait des qualités personnelles et une histoire qui lui permettaient une liberté et une hauteur de pensée à laquelle nous ne pouvons accéder. Cependant, il n'est pas interdit de nous interroger sur ce qu'il nous dirait de la métamorphose mondiale à laquelle nous assistons. Dans le chaos apparent, il chercherait une ligne directrice ; dans le bouleversement des valeurs traditionnelles, il nous dirait ce qu'il est important de préserver de leur contenu en acceptant des changements dans leur expression ; enfin et surtout, il nous montrerait comment, dans la mondialisation des cultures, chaque société, chaque individu peut et doit aller puiser dans toutes ces cultures pour en construire une nouvelle où il pourra exprimer ses qualités spécifiques.
Puisse le centenaire de la naissance de Ton That Tung être l'occasion de profiter encore de l'enthousiasme, de l'optimisme et de l'intelligence de la vie qu'il a manifestés pendant toute sa vie.