Con người khi sinh ra và lớn lên đều phải tuân theo quy luật tự nhiên: Sinh – trưởng – lão – bệnh – tử. Thực tế đã chứng minh thuyết trường sinh bất lão chỉ là mơ ước hão huyền của các vua Trung Quốc. Các nhà khoa học thế giới đã chứng minh mối quan hệ giữa tuổi thọ của động vật với thời kỳ trưởng thành của chúng. Những động vật có thời kỳ trưởng thành dài thì tuổi thọ cũng dài. Tuổi thọ tự nhiên của động vật gấp 5 – 6 lần so với thời kỳ trưởng thành của chúng. Dựa vào quan hệ giữa thời kỳ trưởng thành và giới hạn tuổi tác để phán đoán thì tuổi thọ cao nhất của con người có thể đạt 120 – 150 tuổi.
Nhà thơ Bạch Cư Dị đời nhà Đường đã ghi: Ông Lý Nguyên Sảng khi tham gia Hội Cửu lão đã 136 tuổi. Tại huyện Ba Mã, Quảng Tây đã có người sống đến 112 tuổi. Lý Thị Lan dân tộc Dao thọ 135 tuổi, ở vùng Tây Bắc Trung Quốc có người sống đến 147 tuổi. Như vậy tuổi thọ cao nhất của người (150 tuổi) là có thể đạt được.
Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến cuộc sống và tuổi thọ, gây nên sự lão hóa ở người. Trong các nhân tố ấy, gen di truyền là một nguyên nhân quyết định tuổi thọ của con người và đấy cũng là yếu tố chủ yếu gây ra sự lão hóa. Ngoài nhân tố di truyền còn có các nhân tố khác như thần kinh, hooc môn, enzim, tập quán sống, môi trường và xã hội… đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.
Sau khi nghiên cứu nguyên nhân của sự già yếu và khả năng sống lâu của người cao tuổi, các tác giả Trung Quốc đã nêu ra mười bí quyết để khoẻ mạnh và sống lâu:
+ Vui tươi, lạc quan, tích cực và tinh thần ổn định.
+ Sống phải có quy tắc: Sinh hoạt của con người phải theo quy trình nhất định, làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, tập thể dục, ngủ… đều phải thực hiện theo một thời gian nhất định. Nếu không thực hiện đúng cơ thể sẽ chóng già, phát sinh bệnh tật.
+ Kiên trì lao động chân tay và rèn luyện thể thao.
+ Chú ý nghỉ ngơi và giấc ngủ.
+ Chú ý vệ sinh ăn uống, không ăn nhiều quá, uống nhiều quá.
+ Cai thuốc và ít uống rượu.
+ Hạn chế tình dục và những sở thích không lành mạnh.
+ Không nên coi thường bệnh vặt.
+ Chú ý vệ sinh môi trường, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không khí trong lành.
+ Chú ý bảo hộ lao động, phòng tránh tổn thương ngoài ý muốn.
Mười cách chống già trên đều là thông thường nhưng làm được là chuyện khó, phả có nhận thức sâu sắc, ý chí kiên cường, tính kiên trì và nhẫn nại thì mới thực hiện được.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu cách sống của các cụ trên 100 tuổi trong thành phố và đúc kết ra 5 kinh nghiệm:
– Vận động vừa phải: Vận động quá nhiều hay kéo dài đều không tốt cho người già vì dễ gây tổn thương tới thân thể và các cơ quan bên trong. Tim làm việc quá tải sẽ sinh bệnh cao huyết áp, đau thắt tim, tim đập loạn nhịp có thể gây chết đột quỵ. Vận động là tốt nhưng vận động nặng lại có hại cho người già.
– Uống nước trắng: Theo các nhà khoa học, uống nước trắng là có lợi nhất. Uống nước chè đặc không có lợi vì nó kích thích nhiều chất chua trong dạ dày, gây viêm loét dạ dày. Chè cũng chứa nhiều caphein hay gây mất ngủ đối với các cụ khó ngủ. Lượng nước uống hàng ngày cho mỗi cụ là 1,6 – 2 lít là thích hợp. Một số cụ có thói quen uống một cốc nước lã đun sôi để nguội vào sáng sớm, rất có lợi có cho sức khoẻ.
– Ngủ sâu: Người già nên ngủ nhiều. Các cụ ở độ tuổi 60 – 70 tuổi mỗi ngày nên ngủ 8 tiếng, các cụ 70 – 90 tuổi mỗi ngày nên ngủ 9,3 giờ.
– Nên uống rượu nhạt khối lượng ít: Uống ít rượu làm thư giãn thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, làm hoạt huyết tan ứ.
– Sống trong gia đình có nhiều thế hệ: tuổi già cần được đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Con cháu luôn quây quần bên các cụ sẽ tạo không khí vui vẻ, tránh cảm giác cô đơn, giúp các cụ sống lâu hơn.
Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Chuyên gia mách nhỏ » 10 Bí quyết sống khỏe, sống lâu của người Trung Quốc