Hầu hết mọi người thường dành 1/3 thời gian ở văn phòng. Ngoài chiếc giường, văn phòng đã trở thành nơi “gần gũi” của mọi người.
Và dưới đây là những lỗi mà hầu hết nhân viên văn phòng nào cũng mắc phải.
1. Thường xuyên bật điều hòa mà không mở cửa sổ
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, hơn 30% tòa nhà bị phàn nàn về chất lượng không khí. Thiết kế của rất nhiều cao ốc văn phòng đều không thuận tiện cho việc thông gió, đa phần chỉ dựa vào điều hòa không khí.
Tuy nhiên, theo điều tra, đa số hệ thống điều hòa đặc biệt là điều hòa tổng bẩn gấp 100 lần so với không khí ngoài trời, khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh trong không khí ngay tại văn phòng. Nếu dưới tòa nhà văn phòng có bãi đậu xe ngầm, tình trạng còn tồi tệ hơn, khí thải xe hơi sẽ làm tổn hại tới phổi.
Ngoài ra, nếu xây dựng quá 10 năm, tòa nhà thường xuyên ẩm ướt, tối tăm càng dễ dàng sinh sôi loài nấm mốc đen. Loại vi khuẩn này dễ khiến bạn bị ho, mất trí nhớ thậm chí vô sinh.
Các nhà khoa học và Cục bảo vệ môi trường Mỹ gọi hiện tượng này là “hội chứng văn phòng”. Các chuyên gia kiến nghị, nếu văn phòng có loại nấm mốc này, phải kịp thời dọn sạch, thường xuyên mở cửa sổ thông gió.
Ngồi tại chỗ trong một thời gian dài, ít vận động còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cổ tử cung.
Ngồi tại chỗ trong một thời gian dài, ít vận động còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cổ tử cung.
2. Ngồi gần máy in, máy photocopy
Cục bảo vệ môi trường Mỹ cảnh báo, khí ozon do máy in, máy photocopy phát ra có thể gây đau ngực, ho, viêm họng. Máy in lade cũng có thể phát ra ozone, hơn nữa còn sản sinh ra bụi mực, khi chúng xâm nhập vào phổi và máu, làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim.
Cho nên tốt nhất nên đặt các thiết bị này ở một phòng riêng có hệ thống thông gió tốt.
3. Lười uống nước
Uống không đủ nước sẽ làm cho não bị lão hoá, gây ra các bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi của thận.
Công việc đòi hỏi sự tập trung cao thường khiến “dân” văn phòng quên uống nước, làm cho cơ thể thiếu nước, huyết dịch cô đặc lại và độ kết dính tăng lên, dễ hình thành tụ máu, gây ra bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi của thận.
4. Đeo tai nghe
Nhiều người nghĩ rằng đeo tai nghe có thể tránh được ảnh hưởng của những người xung quanh, giúp tập trung trong công việc… Nhưng đeo tai nghe sẽ giảm các âm thanh truyền từ bên ngoài tới tai, khoảng cách truyền âm thanh ngắn, trực tiếp kích thích các dây thần kinh tai với khối lượng kích thích lớn, về lâu ngày có thể làm mất thính lực.
Để giảm bớt những tác động xấu, bạn có thể thay thế tai nghe bằng một loa nhỏ. Nếu sử dụng tai nghe, bạn nên tránh âm lượng cao. Ngoài ra, không sử dụng tai nghe chung với những người khác, để tránh nhiễm trùng chéo.
5. Lười vận động
Ngồi tại chỗ trong một thời gian dài, ít vận động không chỉ gây đau thắt lưng, cơ bắp tê cứng, lưu thông máu kém mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cổ tử cung. Cứ mỗi tiếng làm việc, hãy đi bộ một lát, thường xuyên vận động cơ bắp và vùng thắt lưng sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn.