Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Chuyên gia mách nhỏ » Các tai nghe có khả năng gây nguy hiểm như tiếng ồn từ động cơ phản lực

Các tai nghe có khả năng gây nguy hiểm như tiếng ồn từ động cơ phản lực

   Tiếng ồn lớn  hơn 110 decibel  đã được biết là nguyên nhân  gây vấn đề về nghe như điếc tạm thời và ù tai (tiếng kêu trong tai), nhưng trường nghiên cứu  của Đại học Leicester, lần đầu tiên đã được quan sát  được quá trình tổn thương tế bào.
 
         Nghiên cứu đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Nhà nghiên cứu Tiến sĩ Martine Hamann của khoa sinh lý học tế bào và Dược  thuộc Đại học tổng hợp Leicester, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết:
 "Nghiên cứu này cho phép chúng ta hiểu được con đường từ tiếp xúc với tiếng ồn lớn đến mất thính lực. Phân tích các cơ chế tế bào trong tình trạng này có khả năng mang lại một lợi ích chăm sóc sức khỏe rất quan trọng rộng rãi trong dân chúng. Nghiên cứu này sẽ giúp phòng ngừa cũng như giúp tiến triển việc tìm kiếm các phương pháp chữa trị thích hợp đối với việc mất thính giác."
 
         Tế bào thần kinh truyền tín hiệu điện từ tai lên não có một lớp phủ được gọi là vỏ myelin, giúp các tín hiệu điện đi dọc theo tế bào. Tiếp xúc với tiếng ồn lớn –  ví dụ  tiếng ồn hơn 110 decibel – có thể làm bong lớp phủ này của các tế bào, làm gián đoạn các tín hiệu điện. Điều này có nghĩa là các tế bào thần kinh không còn có thể truyền tải thông tin hiệu quả từ tai tới não.
 
         Tuy nhiên, lớp vỏ phủ bên ngoài của các tế bào thần kinh có thể tái tạo lại, cho phép các tế bào hoạt động lại như bình thường. Điều này có nghĩa là mất thính giác có thể là tạm thời, và có thể  nghe  bình thường  trở lại, các nhà nghiên cứu cho biết.
 
         Tiến sĩ Hamann giải thích: "Chúng ta giờ đã hiểu lý do tại sao mất thính lực có thể  nghe lại bình thường  trong một số trường hợp. Chúng tôi đã cho thấy bao ngoài dây thần kinh thính giác bị mất khoảng một nửa các tế bào, một chút giống như  cáp điện  bị  lột trần  kết nối với  một bộ khuếch đại của loa. Sự ảnh hưởng có thể hồi phục  và sau ba tháng  thính giác hồi phục lại  vì dây thần kinh thính giác có vỏ bọc trở lại. "
 
         Những phát hiện này là một phần của nghiên cứu đang thực hiện về các tác động của các tiếng ồn lớn lên một bộ phận của não  gọi là nhân ốc tai lưng  (dorsal cochlear nucleus ),  là rơ lê mang các tín hiệu từ các tế bào thần kinh trong tai đến các bộ phận của não  có chức năng giải mã và làm cho âm thanh có  ý nghĩa. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hư hại các tế bào trong khu vực này có thể gây ra chứng ù tai – cảm giác  các âm thanh không có thật  ('phantom sounds' )  như  tiếng ù hay tiếng kêu  trong tai (  buzzing or ringing )
 

Gửi thảo luận