Nhai không kỹ. Bạn có thể hoàn toàn hiểu biết về chế độ ăn và dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình ăn, bạn nhai thức ăn không kỹ, đồng nghĩa với việc chất dinh dưỡng đi vào cơ thể bạn bị giảm bớt. Dân gian có câu "nhai kỹ no lâu", nhai kỹ vừa giúp cơ thể bạn tích lũy năng lượng lâu hơn, vừa giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Ăn quá nhiều Natri. Tỷ lệ natri hàng ngày cần thiết cho cơ thể là khoảng 2.300 mg. Tuy nhiên, đối với người trên 50 tuổi, bị huyết áp cao, tiểu đường hoặc bệnh thận cơ thể không nên hấp thụ 1.500 mg natri mỗi ngày. Theo nghiên cứu, trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 3.300 mg natri mỗi ngày. Hãy ăn nhiều thực phẩm tươi, uống nhiều nước, hạn chế ăn các đồ chế biến sẵn để giảm lượng natri trong các bữa ăn hàng ngày.
Ăn quá nhiều đường. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ không nên ăn quá 6 muỗng cà phê (24g) đường mỗi ngày, tuy nhiên, nhiều người ăn khoảng 22 thìa cà phê đường mỗi ngày. Đường chứa lượng calo lớn nhưng không chứa chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều đường có thể ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp. Hãy giảm lượng đường trong các loại bánh, đồ uống, thức ăn hàng ngày để bảo bệ sức khỏe của bạn.
Bỏ qua chất xơ. Chất xơ giúp cơ thể bạn giữ năng lượng ổn định hơn. Đặc biệt, chất xơ còn giảm nguy cơ táo bón, bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư ruột kết. Phụ nữa cần khoảng 25g chất xơ mỗi ngày, nhưng hầu hết chúng ta chỉ ăn 10g-15g. Hãy tăng lượng chất xơ bạn ăn hàng ngày, uống nước nhiều hơn giúp cơ tiêu hóa tốt hơn. Ăn nhiều đậu, vỏ trái cây và rau quả như ngũ cốc nguyên hạt.
Không ăn đủ chất đạm. Cơ thể không cung cấp đầy đủ protein có thể dẫn đến ăn vặt và tăng cân. Đủ protein bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn. Phụ nữ cần khoảng 46g protein mỗi ngày. Hãy kết hợp protein vào mỗi bữa ăn chính và ăn nhẹ, tăng lượng protein thực vật bằng cách ăn các loại hạt cùng với salad hoặc súp. Tuy nhiên, chú ý không nên ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi, chướng bụng và dẫn đến béo phì.
Lạm dụng quá nhiều thịt đỏ. Thịt là nguồn cung cấp protein dồi dào. Thịt đỏ từ lâu đã được cho là có liên quan tới bệnh ung thư, tim mạch, huyết áp cao và viêm khớp. Nhiều người còn luôn mặc định thịt đỏ chứa hàm lượng chất béo và calorie cao hơn thịt trắng. Hãy ăn kèm thịt với các món salad, xào với rau, hoặc thay thế bằng thịt trắng.
Bạn không uống đủ nước. Không uống đủ nước có thể khiến cơ thể bị đói, ăn vặt nhiều hơn. Mỗi ngày bạn nên uống 6-8 cốc nước và ăn nhiều các thực phẩm như trái cây, rau quả. Trước khi ăn vặt, hãy uống một ly nước để cảm thấy no trước. Hoặc có thể tăng thêm hương vị hấp dẫn cho nước bằng cách thêm nước ép nguyên chất của trái cây, lá bạc hà…
Bạn ăn quá nhiều Carbohydrates (Carbs). Carbs là nguồn nguyên liệu chính cung cấp năng lượng cho cơ thể, Carbs có trong hầu hết những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như mỳ ống, bánh mỳ, trái cây, rau, đậu, và các loại ngũ cốc. Hãy ăn nhiều các thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ để điều tiết hàm lượng Carbs. Lựa chọn các thực phẩm như yến mạch, trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt…