Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Chuyên gia mách nhỏ » Chống cận thị: phương pháp nào hiệu quả?

Chống cận thị: phương pháp nào hiệu quả?

 

Lo đứa con gái thứ hai bị cận thị và gù lưng giống cậu con trai đầu do ngồi học không đúng tư thế, con bé mới vào lớp 1, chị Hoàng Anh (Bưu điện TP Thái Bình) đã cất công lên Hà Nội tìm mua thiết bị chống cận thị và cong vẹo cột sống cho con.

Còn chị Ban Mai (tập thể công an Đa Sĩ, Q. Hà Đông, Hà nội) tâm sự “Năm ngoái tôi mua cho con thiết bị chống cận của Trung Quốc, giá hơn 300 nghìn. Nhưng chỉ dùng được 1 tháng thì phải bỏ bơi vì cháu kêu đau mỏi cổ, mỏi lưng mỏi cằm vì phải cố định một tư thế viết trong suốt cả buổi học, việc mang thiết bị từ nhà tới lớp cũng rất bất tiện”.

Liên quan tới việc sử dụng thiết bị này gây tác dụng phụ cho trẻ, một bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp khẳng định: “không nên cho trẻ dùng giá đỡ cằm chống cận thị quá nhiều. Bởi ở độ còn nhỏ, mọi cơ quan trên cơ thể chưa hoàn chỉnh, vẫn đang trong quá trình phát triển. Khi sử dụng các thiết bị này sẽ hạn chế sự phát triển của cằm và cổ, nếu dùng lâu ngày có thể khiến trẻ bị bệnh cứng cổ”.

Thiết bị chống cận làm bằng nhựa không rõ nguồn gốc cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ chứa hàm lượng độc tố chì, thủy ngân cao.
Ngoài ra, thiết bị chống cận chỉ phát huy được tác dụng khi khoảng cách giữa bàn và ghế đạt chuẩn.

Phòng cận thị – Tập trung vào các yếu tố nguyên nhân

Theo các chuyên gia nhãn khoa, nguyên nhân phổ biến nhất gây cận thị là do mắt trẻ thường xuyên hoạt động với cường độ cao, trong thời gian dài. Ngoài ra còn phụ thuộc vào dinh dưỡng, di truyền, vệ sinh lao động, đặc biệt là quá trình chiếu sáng.

– Yếu tố đầu tiên là cần chỉnh cho trẻ có tư thế học tập đúng: đầu và thân được giữ thẳng, hai vai hơi mở ra phía sau, chân thẳng. Vị trí ngồi học cần ánh sáng vừa đủ, không quá mạnh nhưng cũng không quá yếu.

– Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi ngoài trời nhiều hơn. Các nghiên cứu mới đây của Đại học Cambridge cho thấy: Nếu mỗi tuần dành một giờ ở ngoài trời thì nguy cơ bị cận thị giảm 2%.

– Nên bổ sung thức ăn có chứa nhiều vitamin A (yếu tố giúp mắt nhìn được trong bóng tối) có trong trứng, sữa, tôm, cá. Các loại rau quả như rau ngót, rau muống gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài,…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.


– Bổ sung các dưỡng chất quan trọng như Lutein, Zeaxanthin (thành phần cấu tạo điểm vàng cho mắt). Nếu cung cấp qua đường ăn uống chỉ đáp ứng 20% nhu cầu của mắt do đó có thể cung cấp các dưỡng chất này qua các chế phẩm bổ sung, chẳng hạn như Cốm bổ mắt Kideye.

Gửi thảo luận