1. Nghỉ ngơi sớm hơn
Nếu bạn buộc phải ngủ vào lúc 23h thì đừng bắt não bộ phải “căng” ra tới tận 22h55. Hãy dừng công việc, tắt máy vi tính, tắt tivi và chấm dứt tất cả các hoạt động gây căng thẳng khác ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Hãy để cho tâm trí bạn có thời gian chuyển đổi từ chế độ làm việc sang chế độ nghỉ ngơi.
2. Ăn uống điều độ
Bạn nên dùng bữa tối sớm hơn và hạn chế ăn nhiều vào ban đêm. Bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo và tránh các đồ ăn gây dị ứng cho cơ thể.
Rượu không tốt cho giấc ngủ vì nó khiến bạn ngủ nhanh hơn nhưng cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nếu uống rượu, bạn có thể tỉnh giấc vào ban đêm với miệng khô khốc và đầu nhức nhối.
Cafein và nicotin là những chất kích thích giúp bạn tỉnh táo. Vì thế, đừng uống cà phê và hút thuốc lá để có một đêm ngon giấc.
Nếu bạn có quá nhiều căng thẳng trong ngày, hãy thử tạo một thói quen thư giãn trước khi ngủ. Đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, tắm mát là những cách mà mọi người thường lựa chọn để giảm căng thẳng. Bạn cũng hãy chọn một phương pháp phù hợp với mình xem sao.
3. Lên kế hoạch cho giấc ngủ
Khi ngủ, hãy xác định khi nào bạn sẽ thức dậy. Tốt nhất bạn nên làm việc đó vào mỗi tối để có thể biến nó thành một thói quen. Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng vào buổi sáng.
4. Chú ý tới các giấc ngủ ngắn trong ngày
Ngủ trưa là cần thiết vì nó giúp bạn tránh mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng ngủ trưa quá cũng có thể làm bạn mất ngủ về đêm. Vì thế, không nên ngủ trưa quá 30 phút.
Bạn cũng không nên ngủ trên sofa vào buổi tối trước màn hình tivi. Hãy giữ mình tỉnh táo hoặc leo lên giường nếu đã gần giờ đi ngủ.
5. Sử dụng hương thơm êm dịu
Tinh dầu của nhiều loại hoa như oải hương, hoa cúc, hoa hồng… có tác dụng an thần rất hiệu quả. Xoa nhẹ một chút lên cổ tay hay thái dương và tận hưởng mùi thơm dịu nhẹ sẽ dần đưa bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng.