Thần y Biển Thước |
Trong Sử ký Tư Mã Thiên có viết một câu chuyện xảy ra vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Một lần nọ, khi Biển Thước đến nước Tấn chơi đúng vào lúc Triệu Giản Tử – người đang nắm quyền chính trị của Tấn quốc – lâm bệnh nặng, hôn mê suốt 5 ngày liền. Lúc này, thần y Biển Thước được mời vào cung điều trị cho Triệu Giản Tử. Khi thần y Biển Thước vào cung, ông lập tức bắt mạch chẩn bệnh cho Triệu Giản Tử. Sau đó, ông bỗng cười tươi và nói rằng không hề gì, 5 ngày nữa, ông Triệu sẽ tỉnh lại. Thần y Biển Thước cho ngưng lại toàn bộ thuốc mà các đại phu khác đang cho ông Triệu uống. Ông cho rằng, hãy để ông châm cứu phần lưng cho bệnh nhân là được và không đến 5 ngày, kỳ thực bệnh nhân đã tỉnh lại.
Núi Thước là một ngọn núi thuộc dãy núi Thái Hành với độ cao cách mặt nước biển là 1.447 mét. Nếu quan sát từ trên xuống, ngọn núi Thước trông rất giống như một con chim Hỉ Thước đang dang rộng đôi cánh bay.
Thế nhưng, Biển Thước không phải là tên thật của ông, mà tên thật của ông là Tần Việt Nhân, người ở huyện Nhiệm Khâu, tỉnh Hà Bắc. Thời thượng cổ truyền rằng, Biển Thước vốn là một loài chim thần có thể trị bệnh cứu người, vì thế, y thuật của Tần Việt Nhân vô cùng cao siêu, cũng vì thế mà người đời đã lấy tên loài chim thần Hỉ Thước đặt cho ông, và tên gọi đó đã được lưu truyền trong dân gian.
Do ông từng một đại phu đi trị bệnh khắp trong thiên hạ nên danh tiếng Biển Thước của ông đã lan truyền sang các nước chư hầu. Khi ông định cư và lập phòng điều trên trên núi, bệnh nhân khắp nơi đã tìm đến đây chật kín hết cả con đường núi.
Biển Thước khám bệnh |
Dòng chảy trước miếu Biển Thước có tên là sông Hương, nước trên sông Hương được hình thành từ 9 con suối trên núi Thước chảy vào. Sau khi thần y Biển Thước đến đây định cư, ông đã dựng nên phòng chẩn trị bệnh ở bên kia bờ sông Hương.
Trước đây, trên con sông Hương này chỉ có một cây cầu nhỏ, nhưng nó luôn phải đón tiếp rất nhiều người qua lại mỗi ngày. Mọi người từ phía bên đây bờ bước qua chiếc cầu để đến bên kia bờ trị bệnh. Sau khi được điều trị khỏi, mọi người khi đó rất vui mừng như được trở về từ cõi chết, vì thế, cây cầu này còn được gọi là cầu Hồi Sinh.
Một ngày nọ, bỗng có một người từ trên núi chạy xuống nói rằng, có một đứa trẻ không biết từ đâu đến, bị lạc đường và bị ngất xỉu. Nghe xong, Biển Thước cùng các đệ tử lập tức vội vã lên núi Thước. Khi Biển Thước tìm đến nơi thì đứa bé đã rơi vào trạng thái hôn mê, ông lập tức bắt mạch cho bé và phát hiện bé đã hôn mê hoàn toàn. Trước tình thế quá nguy cấp, ông quyết định phẫu thuật cho bé và đã tận dụng tảng đá lớn, láng mịn hiếm thấy như một bàn mổ.
Để ghi nhớ kỷ niệm về sự kiện này của thần y Biển Thước, người dân địa phương đã gọi tảng đá này là “Phẫu thuật đài”. Sự kiện này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những học trò của ông và có lẽ sẽ không bao giờ nhạt phai trong tấm trí của mọi người về một người sự phụ tài đức vẹn toàn. Ông đã xem trời đất là y viện, núi rừng là phòng mạch. Tất cả điều này cho thấy, tâm niệm trị bệnh cứu người trong ông luôn tràn đầy nhiệt huyết.
Miếu thờ Biển Thước |
Qua khảo cứu cho thấy, Biển Thước là danh y đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc biết sử dụng thuốc mê. Ngày nay, thuật sử dụng thuốc mê được sử dụng phổ biến trên toàn cầu, nhưng hậu thế dường như không thể quên cái tên Biển Thước.
Đến nay, trong miếu thờ thần y Biển Thước vẫn có đầy đủ 10 đại đệ tử của ông. Hình tượng mỗi đệ tử này đều có một nhiệm vụ riêng, người thì phụ trách kim châm, người thì phụ trách hái thuốc, người thì phụ trách nấu thuốc, người thì phụ trách chẩn mạch… Bên cạnh chiếc cầu Hồi Sinh là sự hiện diện 9 cây bách cổ ngàn năm nhằm kỉ niệm cho 9 đồ đệ nam của ông. Khu vực núi truớc miếu danh y Biển Thước tồn tại 9 cây cổ thụ ngàn năm, tạo thành một vùng đất truyền kỳ.
Thật đáng tiếc, khi tiếng tăm và sự nghiệp của ông lên đến đỉnh cao thì tai nạn cũng cùng lúc đó xuất hiện. Tần Vũ Vương vô cùng ghen tỵ trước sự nổi tiếng của ông nên đã phái một đội thích khách giết chết ông. Hung tin về cái chết của ông truyền về núi Thước. Bá tánh nơi đây đau xót vô vàn, mọi người khóc đến đất thảm trời sầu.
Gia Nữ