Bạn sẽ ngạc nhiên khi mình mang thai đôi, thậm chí ba hoặc hơn. Nhưng trường hợp mang thai đôi thường phổ biến hơn. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tư thế lúc quan hệ, tuổi tác dẫn đến những thay đổi nội tiết tố gây ra sự rụng trứng nhiều hơn tại một thời điểm. Hoặc do sự can thiệp của thụ tinh trong ống nghiệm cũng tăng tỷ lệ của sinh đôi và sinh ba.
Nếu bạn đang mang thai đôi hoặc hơn, đây sẽ là những gì bạn cần biết để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.
Những kiểu mang thai đôi
Cặp song sinh khác trứng – loại phổ biến nhất – xảy ra khi hai trứng riêng biệt thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Mỗi đôi có nhau thai riêng của mình và túi ối. Cặp song sinh có thể là hai bé gái, hai bé trai hoặc một trai một gái, có các đặc điểm gần như giống hệt nhau.
Chẩn đoán thai đôi
Bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra, bạn có khả năng mang thai đôi nếu hình ảnh tử cung lớn hơn bình thường hoặc nhịp tim giống như của 2 thai nhi cùng đập.
Đôi khi chẩn đoán là bạn mang thai đôi nhưng lúc sinh thì chỉ có 1 bé. Điều này y học gọi là biến mất hội chứng đôi, thường gây bực bội, khó hiểu, thậm chí một số bà bầu còn cảm thấy đau lòng vì nghĩ 1 bé đã chết trong lúc sinh. Cho tới nay, hiện tượng này vẫn tiếp tục được nghiên cứu và chưa có sự giải đáp rõ ràng.
Chăm sóc bà bầu khi mang thai đôi
Chăm sóc tốt bản thân cũng là chăm sóc em bé của bạn. Trong thời gian mang thai đôi, bạn nên thường xuyên khám thai định kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi, xem các dấu hiệu chuyển dạ và nguy cơ sinh non. Bác sĩ có thể siêu âm thường xuyên hoặc làm các xét nghiệm khác cho bạn nếu cần thiết.
Về chế độ dinh dưỡng, bà bầu cần bổ sung nhiều axit folic, canxi, sắt, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Bạn nên giữ chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các loại thực phẩm chứa những chất dinh dưỡng này, đặc biệt là sắt.
Về trọng lượng cơ thể, chú ý chế độ ăn uống để tăng cân hợp lý, điều này có lợi cho sức khỏe của cả bạn và bé yêu đồng thời giúp bạn dễ lấy lại vóc dáng sau sinh. Trọng lượng tăng lý tưởng là từ 17 – 25kg.
Giai đoạn này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hạn chế vài hoạt động, như du lịch, những môn thể thao nặng. Một số trường hợp phải nghỉ ngơi tại giường đề phòng sinh non, đảm bảo sự phát triển cho thai nhi và ngăn nguy cơ biến chứng.
Theo dõi biến chứng nếu có
Đa số các trường hợp chửa nhiều thai (sinh đôi, ba hoặc hơn) đều “mẹ tròn con vuông”. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận thức được các biến chứng có thể xảy ra trong thời gian mang thai hoặc sau sinh.
Các bà mẹ mang thai đôi hoặc hơn dễ bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai. Khi huyết áp cao kết hợp với protein trong nước tiểu dễ gây ra hiện tượng tiền sản giật. Theo dõi cẩn thận và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy những triệu chứng bất thường nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Những trường hợp chửa nhiều thai còn có nguy cơ sinh non. Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, cần tới ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời. Những bé bị sinh non thường bị cân nặng thấp, hơi thở yếu và hệ tiêu hóa cùng các bộ phận cơ thể khác kém phát triển.
Với các cặp song sinh giống hệt nhau, cơ thể bé sẽ liên kết các mạch máu trong nhau thai nối các hệ thống tuần hoàn làm cả hai bé nhận máu không đều, quá nhiều hoặc quá ít, đây là biến chứng nghiêm trọng và cần sự can thiệp tích cực từ bác sĩ.
Chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc bé sau khi sinh
Việc cung cấp đủ sữa cho 2 bé hoặc hơn phụ thuộc vào sự cạn sữa hoàn toàn và thường xuyên của vú mẹ. Nếu bé đang ở giai đoạn chăm sóc đặc biệt, không thể bú mẹ, hãy dùng máy hút ít nhất 8 lần/ ngày nhằm tạo ra ½ lít sữa một ngày cho mỗi bé.
Với các ca sinh đôi hoặc hơn, bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ y tế nhiều hơn bạn tưởng, đặc biệt với các ca sinh non. Đây là lúc bạn cần sự giúp đỡ của chồng và người thân. Hãy nhờ chồng trông bé dù chỉ 15 phút ngắn ngủi mỗi lần, lúc này bạn có thể đi bộ, tắm nước nóng hoặc chợp mắt một lát.