Mô tả: Cây thảo nhiều năm, cao 10-60cm, có thân củ nhỏ; nhựa mủ trắng. Lá chụm ở gốc; phiến xoan ngược, hình muỗng, dài 8-10cm, mép có răng thưa, to; cuống dài bằng chiều dài phiến. Cụm hoa gồm 2-3 hoa đầu trên cuống đài; bao chung gồm một hàng lá bắc không lông, toàn hoa hình môi màu vàng. Quả bế có mào lông.
Mùa hoa quả tháng 2-5.
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Ixeridis Debilis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ven đường ở một số nơi ở miền Bắc Việt Nam. Thu hái toàn cây vào mùa hè và thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa 1. Viêm khí quản, áp xe phổi; 2. Viêm họng; loét họng, viêm tuyến mang tai; 3. Viêm kết mạc cấp, viêm ruột thừa; 4. Phù thũng, giảm niệu. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị viêm vú, mụn nhọt, viêm mủ da, ngứa ngáy ngoài da; giã cây tươi đắp vào chỗ đau.
Đơn thuốc:
1. Viêm tuyến mang tai; dùng rễ Cúc đắng 15g, với một lòng đỏ trứng gà, cho nước vào nấu uống.
2. áp xe phổi, dùng Cúc đắng, Cây mũi mác, Diếp cá, 30g mỗi vị, sắc nước uống.
Trang chủ » Kho thuốc nhân loại » Dược liệu » Cúc đắng