Trang chủ » Kho thuốc nhân loại » Dược liệu » Cơm nếp

Cơm nếp

Mô tả: Cây thảo bò rồi đứng, nhánh phình ở các mấu, có lông mịn. Lá mọc đối, không bằng nhau từng cặp, phiến xoan rộng 6x4cm, đầu có mũi, gốc tù, gân phụ 5-6 cặp, mép khía răng tròn và nhăn nheo, hai mặt đều có lông thưa; cuống dài 1cm. Chùm hoa ở ngọn nhánh, có lá bắc kết lợp; lá đài có lông và rìa lông; tràng màu lam hay hồng, cao 1,5cm; nhị 4, thò; bầu và vòi nhuỵ có lông.
Hoa tháng 3-5 trở đi tới tháng 8-9.
Bộ phận dùng: Cả cây trừ rễ – Herba Strobilanthis Affinis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang thành bãi dưới tán rừng thưa, chỗ ẩm mát, ở thung lũng, gần các suối trong rừng ẩm núi cao Hà Giang, Bắc Thái, Lạng Sơn, Ninh Bình. Thu hái cây quanh năm, tốt nhất là vào đầu mùa hè, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng an thần lợi sữa, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp Thường được dùng làm thuốc lợi sữa và bó gãy xương.
Đơn thuốc:
1. Phụ nữ nuôi con ít sữa; dùng 50-100g lá tươi, luộc vớt bỏ bã, cho gạo nếp vào nấu cháo ăn.
2. Bó gãy xương: 50g lá tươi giã nhỏ với 20 g lá Chanh, 20g lá Dâu tằm, 5g muối trắng, một con gà con, đắp bó chỗ gãy.

Gửi thảo luận