Trang chủ » Kho thuốc nhân loại » Dược liệu » Chò xanh

Chò xanh

Mô tả: Cây gỗ lớn cao 35-40m, thân thẳng có bạnh vè lớn. Lá to, phiến không lông, tròn dài, gốc tròn, đầu tù, lúc khô nâu đen, mép gợn sóng, có răng nằm, gân phụ 16-20 cặp cuốn dài 8mm, chuỳ hoa rộng với nhiều nhánh ngang dài 15-20cm. Hoa màu hồng. Quả cao 3,5-4mm, có 2 cánh ngang, cao 12mm màu rơm khô, hơi có lông.
Ra hoa tháng 6-9, có quả tháng 11-2.
Bộ phận dùng: Lá, vỏ – Folium et Cortex Terminalia Myriocarpae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan và Việt Nam. Cây mọc ở nhiều tỉnh vùng núi đá vôi từ Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… Ở độ cao từ 600m trở xuống. Thường mọc rải rác trong các khe ẩm có lẫn đá, đôi khi mọc thành đám ở ven bờ suối. Có thể thu hái lá và vỏ cây quanh năm, thường dùng tươi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðồng bào Mường thường dùng lá sắc uống chữa bệnh hen. Ở Ấn Độ, vỏ cây được dùng làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu.

Gửi thảo luận