Trang chủ » Y dược học » Y Dược Hiện đại » Dược phẩm và chuyện bao bì.

Dược phẩm và chuyện bao bì.

Từ việc liên tục cập nhật giáo trình tiến hành đào tạo nhân lực Dược,xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Dược,hệ thống bảo hiểm y tế,xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP,xây dựng mô hình cung ứng  cũng như các chính sách mở cửa cho các công ty Dược đa quốc gia làm việc tại Việt Nam vv…, đằng sau những tiến bộ đáng kể ấy còn khá nhiều thiếu sót vẫn cần phải được tiến hành bổ sung hoặc cải tổ toàn diện để hoàn thiện hơn.Có lẽ sẽ cần một khoảng thời gian dài vì tình hình dược phẩm biến động từng ngày và cũng là vấn đề nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ người dân.

Đã qua rồi thời kì thiếu thuốc để uống.Trừ thuốc OTC ra ,”Bây giờ là thời kì…không có tiền để uống thuốc” mà mấy bữa nay báo chí đăng tải đầy tràn.Một vấn đề luôn có 2 mặt của nó,chuyện thuốc giá rẻ cho người nghèo rất khó trả lời cho chính xác bên nào đúng bên nào sai.Tôi sẽ viết về đề tài này sau.Ở bài viết này tôi muốn nói về khía cạnh khác của Dược phẩm.(Marketing thị trường thuốc OTC).

CHUYỆN ĐẲNG CẤP TỪ CÁI BAO BÌ.

Trải qua quá trình phát triển để cung ứng thuốc (chủ yếu là thuốc OTC) cho người dân.Hiện nay số lượng  biệt dược có chung 1 hoạt chất có mặt trên thị trường đã có khá nhiều.Cuộc chiến giành giật thị phần ngày càng khốc liệt.So với các công ty Dược phẩm nước ngoài.Các công ty Dược phẩm VN đang mắc phải một bài toán đơn giản nhưng chưa chịu giải đáp từ chữ P đầu tiên trong 4P của marketing. “Product ” .Chiến lược đầu tư về sản phẩm.

Đối với mặt hàng OTC,người tiêu dùng là người quyết định chính sản phẩm của mình khi mua.Trong một loạt các sản phẩm được bày bán hiện nay,người tiêu dùng bị bủa vây liên tục.Khoan bàn về chất lượng sản phẩm,khi chọn một loại thuốc để mua,ngoài sự hướng dẫn tư vấn của Bác Sĩ,Dược Sĩ họ cũng chú ý rất nhiều đến hình thức đóng gói (bao bì) của sản phẩm. Một sản phẩm được thiết kế bắt mắt và hiệu quả sẽ giúp sản phẩm được chú ý và tin dùng hơn.Bởi lẽ theo số đông,con người  thường quan niệm,một sản phẩm nếu được đầu tư kĩ lưỡng từ bên ngoài,thì có lẽ bên trong chất lượng cũng tốt hơn những sản phẩm có kiểu dáng sơ xài không bắt mắt.

Điều này đúng khi nói về những sản phẩm mới,đối với những sản phẩm vang bóng 1 thời,người làm marketing thường rất cẩn thận khi xem xét thay đổi kiểu dáng mẫu mã.Đơn cử như sản phẩm hỗn dịch uống Phosphalugel của hãng dược phẩm Boehringer  mà người ta hay gọi là “gói thuốc bao tử chữ P”.Tương tự như sản phẩm Tynelol,Aspirin PH8,vvv…

Người làm marketing tại các công ty Dược Việt Nam thường hay dùng một thủ thuật rất đơn giản để bán được hàng:”Nhái theo mẫu các sản phẩm nổi tiếng từ kiểu dáng viên thuốc đến bao bì sản phẩm,thay đổi chút chút tên gọi để lách luật”.

Nên khi bạn thấy mẫu mã của một số mặt hàng thuốc nổi tiếng phải thay đổi,lúc đó bạn sẽ hiểu hoạ hoằn lắm họ phải làm như vậy để cứu sống lại tên tuổi của mình vì bị “nhái”…nhiều quá khiến người mua lẫn lộn. Đơn cử như sản phẩm Bisolvon,Solupred,Panadol,vv…

Đương nhiên một số công ty Dược Việt Nam hiện nay như công ty Dược Bình Định,Imexpharm,Stada,Dược Hậu Giang cũng chịu khó đầu tư thiết kế bao bì sản phẩm của mình nhưng mỗi công ty lại có 1 “gu” thẩm mỹ khác nhau.Như Stada thiết kế tối giản ,bao bì giống nhau y đúc về kiểu cách (Phong cách giống của hãng Roche). Hậu Giang thì phong cách hơi nhà quê… (có lẽ phục vụ nhân dân miền quê là chủ yếu nên mới thiết kế như vậy để đáp ứng thị hiếu). BVPharma và Imexpharm thì đang cố gắng đầu tư khá tốt về kiểu dáng ,Vv..

Một công ty Dược muốn phát triển thương hiệu của mình mạnh,ngoài viêc ưu tiên cho chất lượng sản phẩm,trước hết phải đầu tư cho bao bì sản phẩm vì đối với người tiêu dùng,đó là bộ mặt của công ty mà họ thấy được.Thị hiếu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao,ngoài chất lượng,giờ đây,ai cũng quan tâm về kiểu dáng của sản phẩm.Đây là bài toán khá đơn giản đặt ra cho người làm marketing cho Dược phẩm…tuy nhiên có 2 vấn đề nảy sinh…dân làm marketing Dược phẩm đa số là…  Dược Sĩ,và hầu hết không phải ai cũng có tài về thẩm mỹ.Vấn đề thứ 2 là ngân sách eo hẹp mà các công ty Việt Nam đưa ra để cải tiến sản phẩm từ ban lãnh đạo. Nên từ đơn giản mà không có “tiền” thì cũng mau chóng trở thành phức tạp.

Cho nên tôi cứ cười hoài chuyện ông bạn làm thiết kế nói tôi nhìn sơ 2 cái mẫu thôi là biết thuốc nào của ngoại,thuốc nào Việt Nam liền.Đẳng cấp bắt đầu từ đó.

Chuyện bao bì đẳng cấp là vậy,đó là chưa nói đến Print Ads,Brochure,vv..

Hapacol Print Ads

Panadol Print Ads

Ai nhái ai :D

 

 

 

 

 

CHUYỆN TRAI VÀ GÁI

Nói cái này ra hơi phạm vào vấn đề đạo đức,tuy nhiên nó có thật.Chuyện sản phẩm dinh dưỡng hoặc các chế phẩm dược phẩm dành cho trẻ em tại thị trường Châu Á trong thiết kế bao bì sản phẩm ,thường có sự ưu tiên đáng kể dành riêng cho… bé trai.Nếu để ý một chút,các sản phẩm sữa dinh dưỡng cho trẻ, trên vỏ hộp thường có hình ảnh kèm theo của bé trai,do văn hoá nhạy cảm Á Đông về việc trọng nam khinh nữ.Xét về phương diện kinh doanh,đây là việc làm có chủ ý của các công ty,đặc biệt là ngườii làm marketing cho các sản phẩm này.Ngay cả mảng Dược phẩm cho trẻ em cũng không thoát được vấn đề này.

Vấn đề gây khá nhiều tranh cãi,nên một số công ty phải  tiến hành thiết kế  sao cho có sự cân bằng giới ngay trên bao bì của mình.

Kiểm chứng thực tế cho thấy những sản phẩm chỉ in hình bé gái thường rất khó bán được sản phẩm của mình.Vì theo khảo sát thực tế,thường 100 phụ huynh vào tiệm thuốc mua thuốc (thường là siro trị biếng ăn) cho con mình,khoảng hơn 85% chú trọng đến con trai hơn con gái.

Nutroplex là một trong những loại thuốc Siro dành cho trẻ từng gây nhiều tranh cãi trước đây cho mẫu mã bao bì thường xuyên có hình các bé trai qua các dòng cải tiến sản phẩm.

Tuy nhiên,điều này không hề làm nản lòng các marketer nhà mình,họ cũng khôn khéo không kém khi họ lách luật bằng cách sử dụng những hình ảnh “bí hiểm” không rõ giới tính-Như sản phẩm Ceelin nhưng có hơi hướng nghiêng về bé trai để quảng bá cho sản phẩm của mình.

Gửi thảo luận