Rối loạn chuyển hóa lipid máu diễn ra khi có sự thay đổi một trong các thành phần sau của máu:
- Giảm HDL – cholesterol
- Tăng LDL – cholesterol..
- Tăng triglyceride.
Thường thì những người bị rối loạn lipid máu đều có chỉ số cholesterol bất thường. Tuy nhiên, nếu chỉ làm xét nghiệm cholesterol thì chưa đủ căn cứ để kết luận một người có bị tăng lipid máu hay không, vì cholesterol tăng có thể là do LDL – cholesterol tăng hoặc HDL – cholesterol tăng.
Biến chứng của hội chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu
Tình trạng rối loạn lipid máu hay gặp nhất trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 là tăng triglyceride và giảm HDL. Lipid máu tăng cao gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 như:
- Biến chứng trên tim: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim.
- Bệnh động mạch ngoại biên: tắc động mạch ngoại biên.
- Tai biến mạch máu não.
- Gây tổn thương thận.
Tăng triglyceride gây ra những biến chứng sau:
- Viêm tụy cấp
- Gan nhiễm mỡ
Phòng hơn chữa
Rối loạn chuyển hóa lipid máu có nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền (tăng triglyceride có tính di truyền), do bệnh tật (suy giáp, suy thận…), do dùng thuốc (thiazide, estrogen, corticoides…). Nhưng nhìn chung, nguyên nhân chính dẫn đến bị rối loạn lipid máu vẫn là lối sống của bản thân người bị bệnh như:
– Ít hoạt động thể lực: Có thể làm giảm nồng độ HDL cholesterol tốt.
–Thừa cân, béo phì: Làm tăng cholesterol xấu LDL và giảm cholesterol tốt HDL.
– Chế độ dinh dưỡng : Ăn nhiều chất béo bão hòa và cholesterol góp phần làm tăng cholesterol và triglyceride trong máu.
– Hút thuốc lá: Làm tổn thương thành mạch máu, có thể gây xơ vữa động mạch, làm giảm nồng độ HDL.
– Sử dụng nhiều rượu bia: Làm tăng cao triglyceride
Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là một bệnh mạn tính cần phải được điều trị lâu dài. Bên cạnh việc điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ tập luyện, nghỉ ngơi và ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ điều trị.
Thực phẩm nên dùng
+ Quả óc chó, quả hạnh và các hạt khác: ăn khoảng 42g hạt có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch.
+ Cá, dầu cá và omega 3: cá thu, cá hồi, các trích, cá ngừ, cá bơn có giàu omega. Trong mỡ cá tốt cho tim mạch vì nó chứa nhiều acid béo omega-3, giúp giảm huyết áp và giảm khả năng hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
+ Bột yến mạch, gạo lức và các loại chất xơ…
+ Dầu olive có khá nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp hạ cholesterol xấu LDL.
Thực phẩm nên tránh sử dụng
+ Thịt bò, bê, thịt gia cầm, thịt chế biến sẵn, lòng đỏ trứng, tôm cua… giàu chất béo bão hòa.
+ Thực phẩm đút lò, bánh snacks, thứa ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên… làm tăng cholesterol xấu LDL và hạ thấp cholesterol tốt HDL.
+ Rượu, Bia và thuốc lá.
+ Những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, bơ, kem, trứng, nội tạng động vật… cũng là những thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
+ Dầu cọ, dầu dừa hay nước dừa, dầu phộng hay đậu phộng cũng chứa nhiều chất béo bão hòa.