Trang chủ » Tin tức » Điểm báo Ngày 10/12/2012

Điểm báo Ngày 10/12/2012

  

Lại phát hiện bọ xít hút máu tại TP.HCM

Nhiều ngày qua, tại một số nhà dân ở hẻm 36 (đường Lê Thị Hồng, P.17, Q.Gò Vấp) liên tục xuất hiện loại bọ xít hút máu.

Chị L.T.P (35 tuổi) cho biết, tối 7.10, khi đang nằm ngủ, cả hai vợ chồng chị đều bị bọ xít cắn vào chân, lưng. Các vết cắn này gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau, sưng và cứng lại rất khó chịu.

Trước đó, anh T.T.Tr (37 tuổi, chồng chị P.) cũng thỉnh thoảng bị bọ xít cắn vào chân sưng to. Gia đình chị P. đã bắt được gần chục con bọ xít này vào ban đêm khi chúng đang bò ở các vách tường, sàn nhà.

Loại bọ xít này có 6 chân, phần bụng to, dẹt, lưng có bộ cánh mỏng màu đen, hai bên mình nhiều vạch ngang màu vàng. Anh Tr. thử chọc vào bụng loại côn trùng này thì thấy có rất nhiều máu chảy ra. “Cách đây 2 năm, gia đình tôi cũng bị con này cắn, riêng tôi vì các vết cắn sưng nhiều, nổi mẩn đỏ, người bị sốt nên phải đi cấp cứu ở Bệnh viện 175”, chị P. nói.

Chị N.T.B, ở gần nhà chị P. cũng cho hay, loại bọ xít này cũng cắn chị B. và các con của chị khiến cho chân, tay sưng vù, tại các vết cắn cảm giác rất nóng và ngứa ngáy. Chị B. cho biết: “Đập chết con côn trùng này thấy có rất nhiều máu ở bụng. Giờ đây chúng tôi phải để ý hơn khi quét dọn nhà, giắt mùng cẩn thận khi đi ngủ”.

Hơn 2 năm trước tại TP.HCM, nhiều hộ dân tại các quận Tân Phú, Bình Thạnh, Gò Vấp cũng phát hiện thấy rất nhiều loại bọ xít hút máu này xuất hiện nhiều trong nhà và cắn người vào ban đêm. (Lao động (trang 2), Thanh niên 10/12)

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút mới

Bộ Y tế vừa ban hành phác đồ “Hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi rút Corona (HcoV-EMC)”.

Vi rút này thường gây nhiễm trùng hô hấp nặng kèm theo suy thận, có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của người bệnh. Cuối tháng 9 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo về ca bệnh viêm đường hô hấp cấp nhiễm vi rút Corona mới (Corona là vi rút từng gây dịch viêm đường hô hấp cấp SARS vào năm 2002-2003), là bệnh nhân Qatar, trước khi sang Anh điều trị đã sinh sống ở Ả Rập Xê Út.

Bệnh có biểu hiện sốt trên 38 độ, khó thở và có hội chứng suy thận cấp. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, vì vậy chủ yếu là điều trị triệu chứng (hạ sốt, điều trị suy hô hấp, suy thận). Bộ Y tế khuyến cáo phòng lây nhiễm bằng cách rửa tay bằng xà phòng thường xuyên; đeo khẩu trang khi ra đường, khi đến chỗ đông người… (Thanh niên (trang 2) 10/12)

Trò “” hai ngón ở bệnh viện

Nhiều bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện lớn ở TP.HCM bị các đối tượng trong băng nhóm móc túi lấy hết giấy tờ, tiền bạc. Người bệnh vốn đã khổ lại càng thêm khó… (Tuổi trẻ (trang 5) 10/12)

“Bẫy nghèo” từ viện phí

Khi giá dịch vụ y tế tăng và các nguồn lực y tế bị “hút” vào phục vụ những người có khả năng chi trả thì nhiều bệnh nhân nghèo có thể rơi vào cùng quẫn…

Tư lấn át công

Theo PGS-TS Phạm Lê Tuấn – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), xã hội hóa khiến ngành y tế phát triển, tuy nhiên “làn sóng” này đang bộc lộ nhiều bất cập. Năm 2011, nước ta có khoảng 65.000 phòng khám đa khoa, chuyên khoa và 133 bệnh viện tư nhân hoạt động. Khối y tế tư đã cung cấp 43% dịch vụ ngoại trú và hơn 2% tổng dịch vụ nội trú cho người dân. Ngoài ra, các bệnh viện đã phát triển các khoa khám bệnh theo yêu cầu, khám “dịch vụ”, “tự nguyện”, “chất lượng cao”.

Để khắc phục tình trạng thiếu máy móc, nhiều bệnh viện đã đặt máy xã hội hóa, chia lợi nhuận với các nhà đầu tư. Khi đó, giá dịch vụ bị đẩy lên cao, người dân phải nộp chênh lệch cho dịch vụ nếu muốn chữa bệnh nhanh, không phải chờ đợi hoặc chẳng có lựa chọn nào vì bệnh viện toàn máy xét nghiệm, siêu âm CT xã hội hóa… (Nông thôn ngày nay (trang 1) 10/12)

Đánh giá chất lượng Bệnh viện: “Thượng đế” vẫn chưa hài lòng

Tại hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) và diễn đàn bệnh viện (BV) Việt Nam lần thứ nhất vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ Y tế cho hay, theo cách chấm điểm hiện hành thì ½ số BV hiện có trên toàn quốc (1.100 BV) đạt tiêu chuẩn BV tiên tiến xuất sắc toàn diện. Dù vậy, tỷ lệ người bệnh hài lòng sau quá trình điều trị qua các khảo sát lại không cao… (Hà nội mới (trang 1) 10/12)

 

Gửi thảo luận