Trang chủ » Tin tức » Những tác hại của Facebook trong cuộc sống

Những tác hại của Facebook trong cuộc sống

Thủ phạm của 1/5 số vụ ly hôn?

Một khảo sát của Anh mới đây đã phát hiện ra rằng, Facebook phải chịu trách nhiệm cho trên 20% vụ ly hôn ở đất nước này. Khảo sát đó được thực hiện trên 5.000 đơn xin ly hôn và phát hiện 989 trường hợp có nhắc đến các mối quan hệ trên mạng.

Tuy nhiên, có phải chính Internet là một công cụ khiến chúng ta dễ phản bội hơn không? Theo nhà tâm lý học Carmen Magalhaes, một người chuyên nghiên cứu về các mối quan hệ của con người, Internet có thể bóp méo sự thật.

"Tất cả mọi thứ đều có thể được lên kế hoạch và được tính toán trên Internet. Việc chuyện trò trở nên sinh động, thân mật và thoải mái, chẳng còn ngại ngùng, bẽn lẽn hay ngần ngại. Mọi người thường khoe những bức ảnh đẹp nhất của mình được chụp dưới những góc độ mong muốn", ông nói.



(Ảnh minh họa)

Những tác hại của Facebook các bạn nên biết

Facebook đang bị quy tội đã làm tan rã nhiều cặp vợ chồng, kích động bạo lực, lạm dụng tình dục và tiếp tay cho lừa đảo,… 
"Thật là dễ dàng để đeo một cái mặt nạ và thoát ra khỏi thế giới thực. Đàn ông thường thích trò chơi chinh phục và đã có một công cụ mở ra những cuộc phiêu lưu cho mình mà chẳng động chạm tới ai trong cuộc sống hàng ngày".
Những trang web như Facebook thực sự đang gây nên sự căng thẳng cho rất nhiều cặp vợ chồng. Con người có những ảo tưởng độc nhất vô nhị. Khi bạn sống với một ai đó, bạn thường cho rằng ngoài mình ra, người bạn đời không được nghĩ về người khác. Những trang web trong mạng xã hội đã cho chúng ta thấy rằng, mình không phải là duy nhất.
Việc bạn trai hay chồng bạn lượn lờ hàng giờ trên Internet không có nghĩa là anh ta đang lừa dối bạn và bạn cũng không nhất thiết phải lùng sục từng trang web mà anh ta đã truy cập. Tuy nhiên, nếu yêu và tin tưởng nhau, tốt nhất là nên nói chuyện trực tiếp. Có thể quá trình dẫn đến đổ vỡ sẽ bị đảo ngược nếu cả hai đều nhận ra họ đang đánh mất cái gì. 
Nhưng, "thực chất các trang web ấy chỉ giúp những người hợp nhau có thể dễ dàng tìm thấy nhau hơn và vì thế có thể đẩy nhanh hơn quá trình dẫn đến phản bội và đổ vỡ".

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang dự tiệc với bạn trai, bạn vào nhà vệ sinh và ngay sau khi bạn đi khỏi, anh ta liền bắt chuyện với một cô gái. Vậy là có chuyện đấy. Và sau đó có thể họ sẽ cho nhau số điện thoại, rồi chuyện trò, gặp gỡ. Rốt cuộc phản bội vẫn là phản bội., Internet đang tạo thêm nhiều hình hài mới cho sự gượng ép và những thói quen xấu. "Khi cuộc sống của bạn vô vị và trống rỗng, nó sẽ bị lấp đầy bởi những thứ như là bóng đen của những mối quan hệ ảo".

Hội chứng “nghiện” facebook

Mới đầu, nhiều bạn biết đến mạng xã hội Facebook (FB) chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần vào mạng mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Thậm chí, có những bạn mắc “hội chứng Facebook”, không có việc gì làm cũng vào vào facebook, đôi khi chỉ là up-date những điều không đâu.
H. (19 tuổi, ĐH Ngoại thương) đã từng “pốt” lên wall của mình là: “Chuẩn bị đi ngủ, up-date lên Facebook cái”. Hay rất nhiều cô bạn, cậu bạn khác liên tục cập nhật thông tin của mình đều đặn như vắt chanh, cứ “dăm ba phút” lại một status (tình trạng) mới với nội dung kiểu: “Đang trên lớp học, buồn ngủ quá!”, hay “Vừa đi học về, mệt muốn chết…”.
Nhiều bạn không bao giờ chia sẻ gì về mình trên Facebook, nhưng lại dành rất nhiều thời gian để lượn lờ đọc Facebook người khác, xem ảnh hoặc comment mà mãi không dứt ra được. Dần dần, việc nghiện mạng cộng đồng không còn là điều hiếm thấy trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. 



(Ảnh minh họa)


Facebook và những tác động tiêu cực

Đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập.
Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "anh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chúng mình.
Chưa kể đến việc giảm thị lực khi bạn dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng để cắm cúi nhìn màn hình máy tính. Nếu bạn cứ ngồi lâu một chỗ thì cơ thể cũng sẽ trì trệ hơn.
Một nghiên cứu mới đây ở một trường đại học của Mỹ cho thấy:
Những SV sử dụng FB có kết quả học tập kém hơn 20% so với SV khác. Ngoài giờ học, 88% SV không sử dụng FB tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, 75% SV sử dụng FB không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập.

Làm thế nào để “cai nghiện đây?

Cũng vì nhận ra tác hại của Facebook mà rất nhiều bạn đã quyết tâm từ bỏ cho bằng được. Nhiều hội "cai FB" đã xuất hiện trên… FB như: “Hội những người quyết tâm cai Facebook”, “Hội những người quyết tâm cai Facebook nhưng không thành công”.
Cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng xấu của Facebook đến cuộc sống của bạn là hãy tự hạn chế mình, đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày.
Bạn cũng nên cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên FB và bớt like. Hãy cứ thử 1 tuần không vào Facebook xem cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?

Gửi thảo luận