Trang chủ » Thực phẩm chức năng » Tin mới » Thực phẩm chức năng đắt đỏ ở Việt Nam

Thực phẩm chức năng đắt đỏ ở Việt Nam

Ngày 9/11, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến "Thực phẩm chức năng- những vấn đề cần sáng tỏ”.

Tại tọa đàm, ông Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng cho rằng, giá mặt hàng thực phẩm chức năng tại Việt Nam còn cao. Một trong những nguyên nhân là mức thuế đối với nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chức năng lên tới 30%. Bên cạnh đó, một yếu tố nữa bản thân thực phẩm chức năng có hiệu quả sẽ được sản xuất theo những công nghệ thậm chí hiện đại hơn một số dây chuyền sản xuất thuốc. Ví dụ như công nghệ nano, làm hóa lỏng nitơ để chiết xuất ra các hợp chất tự nhiên…

"Do đó, để hạ giá thì trước tiên phải hạ mức thuế và cải tiến công nghệ, tăng cường sản xuất trong nước", ông Đáng nói.

Các chuyên gia cũng thừa nhận một thực trạng Việt Nam có nhiều tiềm năng về ngành công nghiệp thực phẩm chức năng vì có nguồn nguyên liệu phong phú như dầu gấc, các loại trà thảo mộc. Tuy nhiên, hiện chủ yếu người tiêu dùng vẫn tìm đến thực phẩm chức năng hàng ngoại.

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó viện trưởng Viện thực phẩm chức năng, Việt Nam mới coi thực phẩm chức năng như một hiện tượng, chưa phải một ngành kinh tế. "Việt Nam chưa thực sự quan tâm tới phát triển công nghiệp thực phẩm chức năng. Chúng tôi cũng biết một số doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài nhưng phải đưa sang gia công tại Mỹ, vì nhà buôn ở đó mới chỉ quen hàng Việt Nam ở dạng nguyên liệu", ông Hoàng cho hay.

Ông Đáng cũng thừa nhận: "Ngành thực phẩm trong nước đúng là đang gặp khó khăn. Chúng ta có nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú nhưng biến thành sản phẩm chất lượng cao thì hạn chế".

Vị này cho rằng nếu có chính sách đầu tư, khuyến khích sản xuất thì thực phẩm chức năng có thể phát triển thành ngành kinh tế. Theo ông Đáng, tại Mỹ, trước đây, hàng năm, Chính phủ đều phải họp với các nhà bán hàng đa cấp thực phẩm chức năng vì đã mang đến 25-30% lợi nhuận cho nước này. Các nước cũng luật hóa về thực phẩm chức năng rất sớm như Nhật Bản năm 1991, Mỹ năm 1994, Australia năm 1998 và nhiều nước khác…

Các chuyên gia cũng thừa nhận một thực trạng hiện nay tại Việt Nam là hình thức quảng cáo đang được tận dụng để thổi phồng sự thật về thực phẩm chức năng như thứ thuốc tiên chữa bách bệnh, thậm chí là “phép màu”. Ông Hoàng Ngọc Trường – Giám đốc nhãn hàng Picoman cho rằng, người tiêu dùng cần thông thái hơn, tìm đến những sản phẩm chất lượng, công ty có uy tín và trên các kênh thông tin chính thống để tránh tình trạng "tiền mất tật mang".

Về việc nên có chế tài buộc những người bán hàng đa cấp này phải có bằng cấp hoặc đã qua đào tạo ngành dược hay không, ông Nguyễn Thanh Phong quy định của nhà nước về kinh doanh đa cấp trong đó có Nghị định 110 đã rất chặt chẽ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc.

“Về mặt quản lý, phải làm thế nào để các phân phối viên của bán hàng đa cấp có trình độ nhất định. Trước tiên bằng qua khóa đào tạo, có chứng chỉ đó mới được hành nghề”, ông Đáng nói.

Ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết hiện người tiêu dùng thực phẩm chức năng rất phổ biến trên thế giới. Ví dụ, tại Mỹ, cứ trong 100 thì có 72 người sử dụng thực phẩm chức năng, ở Nhật, mỗi người dân chi 126 USD cho thực phẩm chức năng hàng năm…

Ở Việt Nam, năm 2000 có khoảng trên 60 cơ sở sản xuất kinh doanh với trên 400 loại sản phẩm, đến năm 2011, con số này tăng lên 1.600 cơ sở sản xuất với 3.700 sản phẩm các loại…. Qua kết quả điều tra của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), ở Hà Nội, tỷ lệ sử dụng mặt hàng này là 56% , còn tại TP HCM là 48%.

 


Gửi thảo luận