Trao đổi hợp tác Việt Nam-Ấn Độ trong lĩnh vực dân số
Đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ được tiếp đón chu đáo, nồng nhiệt mang đậm tình hữu nghị thân thiết Việt Nam-Ấn Độ.
Sau khi tham dự Hội nghị Quốc tế “Bằng chứng để hành động: Hợp tác Nam-Nam nhằm thực hiện Chương trình hành động của Hội quốc tế về Dân số và Phát triển ICPD sau năm 2014” tại thủ đô Dhaka (Bangladesh), Đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ do TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng – dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình, Viện Y tế và Phúc lợi gia đình, Quỹ Dân số Ấn Độ…
Tại các nơi đến làm việc, Đoàn đều được tiếp đón chu đáo, nồng nhiệt mang đậm tình hữu nghị thân thiết Việt Nam – Ấn Độ. Các buổi làm việc được diễn ra trên tinh thần cởi mở, các bên trao đổi chi tiết nội dung, kinh nghiệm thành công của mỗi nước trong lĩnh vực dân số.
Đoàn được giới thiệu tổng quan về công tác dân số của Ấn Độ, đặc biệt là vấn đề mất cân bằng giới tính. Tại Ấn Độ, tình hình mất cân bằng giới tính ngày càng nghiêm trọng. Để đối phó với vấn đề này, Ấn Độ đã sớm có Luật về cấm sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán trước khi thụ thai và trước khi sinh vì mục đích lựa chọn giới tính (năm 1994), sửa đổi năm 1996 và Luật về cấm chấm dứt thai kỳ bằng biện pháp y học năm 1971 và sửa đổi năm 2003.
Các luật này đều có những quy định hết sức nghiêm khắc về lựa chọn giới tính và nạo phá thai vì lựa chọn giới tính. Các luật này được thông qua ở cấp quốc gia và được triển khai thực hiện ở cấp bang.
Một số nguyên nhân dẫn đến lựa chọn giới tính thai nhi và nạo phá thai ở Ấn Độ là do tâm lý ưa thích có con trai; phân biệt đối xử với bé gái; sự không đảm bảo về kinh tế, xã hội và thể chất đối với phụ nữ; quan niệm về của hồi môn còn phổ biến; lo lắng “bị tai tiếng” nếu con gái không lấy được chồng; dễ dàng tiếp cận dịch vụ xác định giới tính trong khi mang thai; vấn đề y đức của cán bộ y tế.
Để ứng phó với vấn đề mất cân bằng giới tính, Ấn Độ đã đưa ra các nhóm giải pháp là truyền thông nâng cao nhận thức; thực thi pháp luật nghiêm khắc; nâng cao vị thế, giá trị của phụ nữ và bé gái.
Lãnh đạo của Bộ, Ban, Ngành liên quan và các chuyên gia, đồng nghiệp Ấn Độ đánh giá cao phản ứng nhanh của Việt Nam trong giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính tại Việt Nam. Hai bên thể hiện mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa trong tương lai thông qua trao đổi đoàn, tổ chức đào tạo tập huấn, trao đổi thông tin tư liệu… để cùng giải quyết có hiệu quả công tác dân số… (Gia đình & xã hội (trang 6) 21/11)
Xã hội hóa xử lý rác thải y tế
Tại cuộc họp kiểm điểm, đánh giá tình hình triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch và đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế tháng 7 vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng cần đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, xây dựng mô hình, công nghệ, dự án thí điểm phù hợp với từng loại cấp cơ sở y tế, vùng miền. Ngaoif ra, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành y tế, các địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020… (Gia đình & xã hội (trang 6) 21/11)
Nâng cao năng lực xây dựng chính sách bảo hiểm y tế
Trong hai ngày 19 và 20/11/2012, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo Nâng cao năng lực xây dựng chính sách bảo hiểm y tế: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc.