Lợi khi dùng đúng
GS.TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai), nguyên chủ nhiệm Bộ môn Hồi sức cấp cứu trường Đại học Y cho rằng, không ai có thể phủ nhận giá trị, tác dụng của TPCN. “Bởi đây là dạng thực phẩm được chiết xuất từ các loại thảo mộc, các thành phần quý từ động vật và đã được loại bỏ bớt thành phần không có lợi, bổ sung thêm những thành phần có lợi để phục vụ nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh cho con người”, GS khẳng định.
Cùng quan điểm này, GS.TS Trần Thị Phương Mai, Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế, cho rằng: “Phần lớn TPCN được tinh chiết từ các loại thảo dược quý trong thiên nhiên. Đó là những vị thuốc quý mà các đời ông cha mình đã sử dụng và chắc chắn có hiệu quả. Tất nhiên, TPCN không phải là thuốc để điều trị bệnh cấp tính mà mang tính phòng bệnh, đồng thời hỗ trợ cho thuốc trong quá trình điều trị, củng cố sức khỏe và duy trì hiệu quả về sau.”.
Dùng sai: mọi thứ đều là chất độc
Cũng theo GS, ngay cả thực phẩm cũng có thể gây bất lợi khi ăn không đúng cách. Ví như: Muối là chất không thể thiếu trong thực phẩm nhưng nếu ăn quá nhiều cũng trở thành chất độc gây suy tim, phù, tăng huyết áp. Nhiều loại thực phẩm cũng có thể gây dị ứng và nguy kịch cho người ăn ngay lập thức. TPCN cũng vậy, nếu chúng ta sử dụng mà chưa biết nó có phù hợp với cơ địa của mình không, có tương tác với các thuốc đang dùng không, TPCN cũng có thể gây sốc phản vệ như dị ứng… Vì thế, người sử dụng nó phải hiểu nó thành phần có gì, tác dụng ra sao và phải có sự tư vấn của nhân viên y tế để phòng các nguy cơ này.
GS Khải cho rằng, không thể đi ngược lại với xu hướng sử dụng TPCN. Người dân trước khi dùng bất cứ sản phẩm nào có liên quan đến sức khỏe tốt nhất nên có sự tư vấn của cán bộ y tế. Vì thế, Bộ Y tế cần nghiên cứu kỹ vai trò của Bộ quan trọng như thế nào trong vấn đề này.
“Cơ quan hữu trách cần phải nghiên cứu về vấn đề này, khuyến cáo loại nào dùng được, loại nào không từ đó làm cơ sở cho bác sĩ. Và người kê đơn cũng phải là người hiểu biết về sản phẩm, hiểu biết tổng thể về thể trạng bệnh nhân chứ không phải ai cũng giống ai. Bác sĩ phải minh bạch trong kê đơn thuốc và TPCN. Người bác sĩ phải hướng dẫn cụ thể cho họ về công dụng, mục đích sử dụng của TPCN đó, và quyền quyết định vẫn sẽ thuộc về người sử dụng”, GS Khải nói.
Tại hội thảo mới đây về vai trò của TPCN và công tác quản lý, Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ccungx cho rằng: “TPCN là một dạng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, có tác dụng tăng cường cho sức khỏe, hỗ trợ cho sức khỏe để phòng người bệnh, hỗ trợ trong công tác điều trị. Ví như nhóm vitamin là hỗ trợ cho công tác điều trị. Nhưng vitamin khi ở dạng TPCN thì không phải là thuốc. Hay đối với những bệnh nhân ung thư, TPCN chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị, quá trình sử dụng hóa chất, quá trình tia xạ, tăng cường sức đề kháng để chống đỡ bệnh tật, chứ không phải thuốc điều trị ung thư. Với một số sản phẩm hỗ trợ cho quá trình điều trị của người bệnh hoặc sau một đợt điều trị cần phải có hướng dẫn cho đúng của bác sĩ. Nhưng không phải kê đơn thuốc chữa bệnh mà là kê toa thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị. Điều này rất quan trọng, tránh việc người bệnh dùng bừa bãi, có thể gây hại”.