Trang chủ » Kho thuốc nhân loại » Dược liệu » Găng nam bộ

Găng nam bộ

Mô tả: Cây nhỡ 2m hay cây gỗ lớn đến 18m, nhánh không lông. Lá có phiến thuôn – ngọn giáo, dài 10-18cm, rộng 3,5-8cm, cong và nhọn sắc ở đầu, nhọn ở gốc, màu đỏ nâu và bóng ở trên, mờ ở dưới, đen lúc khô; cuống dài 1,5cm, lá kèm nhọn. Xim trên mắt không lá hay ở phần già, dài 2-3cm. Quả dạng quả mọng, hình cầu, đường kính 6mm, có vân mạng ở đầu, màu đen bóng. Hạt nhiều, dài 2mm.
Ra hoa tháng 4-12, có quả tháng 10.
Bộ phận dùng: Vỏ, gỗ – Cortex et Lignum Aidiae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Malaixia đến Ðông châu úc. Ở nước ta, cây mọc trong rừng, các tỉnh Tây Nguyên cho tới Ðồng Nai, Tây Ninh và đến Côn Ðảo.
Tính vị, tác dụng: Vỏ rất đắng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét. Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà. Ở Campuchia, vỏ cây dùng phối hợp với các vị thuốc khác hãm uống để tạo ra sự bài xuất mạnh ở ruột trong việc điều trị chứng mày đay.

Gửi thảo luận