Trang chủ » Kho thuốc nhân loại » Dược liệu » Giang ông

Giang ông

Mô tả: Thân dạng cây bụi, đơn, mọc đứng. Lá hình ngọn giáo, lấp lánh, gập xuống, có bẹ ở gốc, không cuống, dài 22-80cm, rộng 3-4cm ở đoạn giữa. Hoa xanh vàng vàng, xếp thành nhóm sít nhau thành một chuỳ rộng ở ngọn thân, cao tới 1m, có các nhánh dài tới 30cm. Quả dạng quả mọng, hình cầu, đường kính 1cm hay hơn, thường có 1 hạt đường kính 6-7mm.
Ra hoa vào tháng 7.
Bộ phận dùng: Gỗ – Lignum Dracaenae Cochinchinensis.
Nơi sống và thu hái: Cây gặp khắp Ðông Dương và được trồng ở Nam Việt Nam.
Tính vị, tác dụng: Có tác dụng cầm máu, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá giã nát, vắt lấy nước dùng nhuộm màu xanh, nhân dân thường dùng nhuộm xanh bánh đúc. Hoa thường được dùng nấu với tôm làm canh.
Lõi đỏ của thân dùng trừ phong thấp, tê mỏi và đắp bó gãy xương.
Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi và chống bệnh scorbut.
Ở Trung Quốc, gỗ dùng trị các vết thương do súng, dao.

Gửi thảo luận