Trang chủ » Kho thuốc nhân loại » Dược liệu » Dung đắng

Dung đắng

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ; vỏ xám, không nứt. Lá có phiến bầu dục hay thon, rộng tới 3,7cm, dày, cuống cứng, mép có răng nhọn hay như nguyên, lúc non có lông, khi khô vàng vàng. Chùm mang bông dài đến 9cm, hoa vàng nhạt hay trăng trắng, thơm; cánh hoa 4mm; nhị trắng, 25-50. Quả tròn, to 6mm, có mỏ do đài tồn tại, hạt 1-3.
Bộ phận dùng: Vỏ cây – Cortex Symplocoris Cochinchinensis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc nhiều ở vùng đồi núi, trên các trảng cỏ cây bụi ở độ cao 300-1500m từ Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc tới Lâm Đồng.
Tính vị, tác dụng: Vỏ tán hàn thanh nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Đọt đắp trị bỏng. Vỏ cây dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, hậu bối. Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng chữa cảm lạnh, cảm nóng.

Gửi thảo luận