Trang chủ » Kho thuốc nhân loại » Dược liệu » Dưa chuột dại

Dưa chuột dại

Mô tả: Dây leo thảo, mọc lâu năm, mịn, không lông. Thân có cạnh. Lá hình tim, 5 góc hay có 3 thuỳ, mặt trên có lông hình khiên trắng, nhỏ. Chùm hoa đực 2-5 hoa, tràng 4mm, 3 nhị giống nhau, có chỉ nhị rời. Hoa cái trên cuống mịn dài; bầu dưới, vòi nhuỵ 1. Quả xoan dài 10-12mm, trắng; hột nhiều dài 5mm.
Cây ra hoa tháng 6-8.
Bộ phận dùng: Toàn cây và rễ củ – Herba et Radix Zehneriae Indicae.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ-Malaixia, mọc dại ở các bờ bụi vùng đồi núi. Thu hái dây và lá vào mùa hè. Thu rễ vào mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Dưa chuột dại có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tiêu sưng. Rễ tẩy giun và lọc máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị 1. Đau họng, viêm tuyến mang tai; 2. Viêm kết mạc cấp; 3. Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn; 4. Sốt thấp khớp; 5. Tẩy giun sán. Dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, eczema, bỏng, lao bạch cầu, rắn cắn. Liều dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá và rễ củ giã nát đắp.

Gửi thảo luận