Mô tả: Dương xỉ sống lâu năm, thân rễ mọc nghiêng hay mọc đứng cao 20-50cm, có vẩy. Lá có cuống đen bóng, dài 20-30cm, to 1-2mm, có vẩy nâu ở gốc, phiến hình quạt và như lưỡng phân 4-5 lần; các thuỳ bậc nhất dài 3-12cm, mang các thuỳ bậc ba dày, cứng, các thuỳ này ở phía dưới có gốc cân, các thuỳ ở phía trên có gốc không cân xứng, đầu tròn, dài 0,5-1,5cm. Ổ túi bào tử tròn dài dọc theo mép trên và mép dài của thuỳ lá chét.
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Adianti Flabellulati
Nơi sống và thu hái: Cây thường gặp trong làng, ven suối, trong rừng ở hầu khắp các tỉnh phía Bắc nước ta qua Quảng Trị, Quảng Nam-Đà Nẵng đến Gia Lai, Lâm Đồng.
Tính vị, tác dụng: Dớn đen có vị nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, làm tan máu ứ, tiêu sưng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa cảm cúm, cảm sốt, viêm gan truyền nhiễm, đi lỵ, đái ra sỏi, đơn độc sưng tấy. Liều dùng 40-80g cây khô, sắc uống. Dùng ngoài lấy lá tươi đắp trị chữa đơn độc sưng tấy.
Trang chủ » Kho thuốc nhân loại » Dược liệu » Dớn đen