Rượu gây suy thận
Trong rượu có chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Các chất này khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận của bạn phải làm việc hết “công suất” để xử lý và thải loại ra ngoài các độc tố đồng thời làm ức chế sự sản xuất hormone lợi tiểu trong hệ bài tiết.
Ngoài ra, chất cồn trong rượu bia càng làm đẩy nhanh quá trình mất nước trong cơ thể cũng như làm mất cân bằng môi trường và các chất điện phân trong thận, lâu ngày sẽ gây ra suy thận.
Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư vú ở những phụ nữ có thói quen uống rượu bia thường cao gấp 5 lần so với những người không có thói quen này.
Các loại đồ uống có cồn sau khi đi vào có thể sẽ kích thích sự bài tiết nội tiết tố nữ estrogen, làm mất cân bằng hormone giới tính, từ đó dễ gây ung thư vú.
Rượu là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày
Rượu và bia là các dung môi hữu cơ hòa tan các chất hóa học và các chất gây ung thư ngấm qua thành dạ dày và ống tiêu hóa vào cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Ngoài ra, chất cồn có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra quá nhiều axit đồng thời làm suy giảm các tế bào biểu mô dạ dày, gây phù nề niêm mạc dạ dày, chảy máu, hoặc loét dạ dày.
Rượu gây viêm tuỵ cấp
Rượu là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy, đặc biệt là ở các nước châu Âu. Các chất kích thích trong ruơu bia sau khi đi vào cơ thể sẽ gây tăng tiết tuyến tuỵ, gây hẹp các ống nhỏ dẫn lưu dịch trong tuyến tụy, đưa đến tắc nghẽn tổ chức tụy hoặc nặng hơn nữa là gây ra chảy máu, hoại tử trong nhu mô tụy, cuối cùng gây ra viêm tụy cấp.
Ở người nghiện rượu dễ gây viêm tụy mạn.
Rượu “giết” tế bào não nhanh nhất
Rượu bia giết chết tế bào não rất nhanh. Kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Y khoa Heidelberg, Đức cho thấy , chỉ cần 6 phút sau khi uống rượu, các tế bào não đã bắt đầu bị tiêu diệt.
Chất kích thích trong rượu bia còn tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gây nên tình trạng rối loạn cảm xúc, hành vi. Người nghiện rượu sức khoẻ tâm thần thường sa sút với những biểu hiện như giảm trí nhớ, loạn thần, ảo giác, lo âu.
Rượu làm tăng huyết áp
Uống nhiều hơn 1 hay 2 ly rượu/ngày có thể làm tăng huyết áp đối bởi khi đó, tim đập nhanh, mạch máu co lại làm huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch.
Uống rượu lâu ngày càng dễ dẫn đến xơ cứng động mạch và huyết áp tăng cao. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên tránh uống rượu.
Rượu làm loãng xương
Uống quá nhiều rượu sẽ tăng tốc độ đào thải canxi ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, đồng thời gây trở ngại cho sự hấp thụ canxi và vitamin D, làm rối loạn chức năng các osteoblast, những tế bào cấu tạo xương.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, rượu làm giảm hormone estrogen, và có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Khi lượng estrogen giảm, quá trình tái tạo xương chậm lại dẫn đến chứng loãng xương, đặc biệt ở giai đoạn mãn kinh.
Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Cẩm nang sức khoẻ » Rượu “tàn phá” cơ thể nhiều hơn bạn tưởng