Lý do dẫn đến cái chết là do hít phải khí độc bốc lên từ miệng núi lửa trong khi chúng đang giao phối.
Theo tiến sĩ Wal-ter Joyce thuộc Đại học Tuebingen, Đức, những cá thể rùa này thuộc giống rùa Allaeochelys crassesculpta đã tuyệt chủng.
Qua giải phẫu, các chuyên gia cho rằng ở mỗi cặp rùa có rùa cái và đực, con cái được phân biệt với cái đuôi ngắn và nằm bên trong, trong khi con đực có đuôi đủ dài để nhô ra bên ngoài.
Phát hiện lần này thật sự quan trọng trong lịch sử phát triển động vật trong giới tự nhiên. Tiến sĩ Joyce cho biết: “Các hành vi của những sinh vật hóa thạch thường được suy ra từ gián tiếp. Nhưng phát hiện lần này đã cung cấp cho chúng tôi cái nhìn chính xác về hành động của chúng trong sự phát triển sinh vật”.
Messel Pit là nơi được UNESCO công nhận là di sản thế giới tháng 12-1995. Nơi đây từng cung cấp nhiều bằng chứng hóa thạch khá tốt của hàng nghìn côn trùng dưới nước cũng như trên cạn.