1. Giảm trọng lượng năng lượng trong ngày để giảm cân theo chỉ số BMI nếu có thừa cân – béo phì.
Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ăn của bệnh nhân cho đến khi đạt năng lượng tương ứng với mức BMI như sau:
BMI từ 25 – 29,9: Năng lượng đưa vào là 1500 kcal/ngày.
BMI từ 30 – 34,9: Năng lượng đưa vào là 1200 kcal/ngày.
BMI từ 35 – 39,9: Năng lượng đưa vào là 1000 kcal/ngày.
BMI 3 40 thì năng lượng đưa vào là 800 kcal/ngày.
Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh trọng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý để phòng giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều.
BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao x chiều cao (m). Bình thường BMI nên ở vào khoảng 18,5 – 22 là vừa.
2. Giảm lượng chất béo (lipid): chất béo chỉ nên chiếm 15 – 20% tổng năng lượng.
Nên dùng dầu hạt cải, dầu olive, dầu đậu nành thay cho mì và nên ăn các hạt có dầu như: vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp các acid béo không no có nhiều nối đôi omega 3, omega 6. Loại bỏ các thức ăn nhiều acid béo no như mì, bơ, nước luộc thịt, thịt thăn, thịt chân giò.
Giảm lượng cholesterol trong chế độ ăn vào xuống dưới 250 mg/ngày, bằng cách không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: não (2500 mg%), bầu dục bò (400mg%), bầu dục lợn (375mg%), tim (140 mg%), trứng gà toàn phần (600mg%), gan lợn (300mg%), gan gà (440mg%).
3. Tăng lượng đạm (protein): lượng protein nên chiếm khoảng 12 – 20% tỉ trọng năng lượng, bao gồm cả đạm động vật và thực vật. Sử dụng lợn thăn, nên dùng cá, đậu đỗ. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương: sữa đậu tương, đậu phơ, tào phở, bột đậu tương, sữa chua đậu tương… thực phẩm làm từ đậu tương chứa nhiều estrogen thực vật hoặc isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL, cholesterol xấu) và triglycerid.
4. Chất bột (glucid): 60 – 7-% trọng năng lượng.
Hạn chế đường, mật, tối đa chỉ nên 10 – 20g/ngày.
Chất xơ có nhiều trong rau, quả chín và vỏ hạt ngũ cốc, nên ăn 300g rau xanh + 200g quả chín/ngày và nên ăn gạo lứt hoặc gạo giã dối, bánh mì đen để cung cấp đủ chất xơ góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.
6. Giàu vitamin – khoáng vi lượng và giàu các chất chống oxy hóa.
Nên ăn nhiều rau quả: 500 mg/ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng, nhất là: folat 400mg; vitamin B12 2,4 mg và vitamin B6 1,7mg/ngày. Có thể sử dụng thêm thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng hoặc viên multivitamin – kháng chất.
Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như:
Thức ăn giàu vitamin E: giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc.
Thức ăn giàu beta – caroten: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài, các loại rau có màu xanh thẫm như : rau ngót, rau muống, rau giền, rau mồng tơi, rau cải soong…
Thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả nói chung.
Thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, cải bắp..
Thực đơn cho người cholesterol máu cao
Giờ ăn |
Thứ 2 + 5 |
Thứ 3 + 6 +Chủ nhật |
Thứ 4 + 7 |
7 giờ |
Sữa chua đậu tương 250 ml (đậu tương 30g, đường 10g ) Bánh mỡ: 50g |
Sữa chua đậu tương 250 ml Khoai tây luộc: 150g |
Sữa chua đậu tương 250 ml Bánh bao: 50g |
11 giờ |
Cơm 2 lưng bát (gạo tẻ 120g) Đậu phụ om (đậu phụ 150g, dầu 10gm, cà chua: 50g) Rau muống luộc 250g Dưa hấu 200g |
Cơm 2 lưng bát (gạo tẻ 120g) Rau trộn (Dưa chuột 200 g, giá đỗ 100g, vừng, lạc 40g, giấm, tỏi, rau thơm) Cá kho 80g Cam 1 quả 200g |
Cơm 2 lưng bát (gạo tẻ 120g) Rau muống luộc 250g Thịt nạc rim 30g Quả Lê |
14 giờ |
Cam 1 quả 200g |
Chuối tiêu 1 quả |
Đu đủ 200g |
18 giờ |
Cơm 2 lưng bát (gạo tẻ 120g) Thịt thăn xào cần tỏi: (thịt 40g, dầu 10g, cần tỏi) Rau cải luộc: 250g |
Cơm 2 lưng bát (gạo tẻ 120g) Rau cáy (rau cần) xào thịt (rau 250g, dầu 10g, thịt bò 40g) |
Cơm 2 lưng bát (gạo tẻ 120g) Nộm rau muống (rau muống 300g, lạc vừng 40g, giấm, tỏi, rau thơm) Trứng rán 1 quả trứng g |
Năng lượng: 1665 – 1712 kcal Protid: 66 – 70g (15% năng lượng)
|
Lipid: 31 – 37 g (15% năng lượng) Glucid: 260 – 290 (70% năng lượng) |
Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng