Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Sức khoẻ - Giới tính » Thuốc tránh thai khẩn cấp dùng thế nào?

Thuốc tránh thai khẩn cấp dùng thế nào?

– Dùng nhiều lần liên tiếp trong thời gian ngắn.

– Sau khi uống chưa đầy 2 giờ mà bị nôn.

– Không đúng thời gian (do quên) hay quá xa thời điểm có quan hệ tình dục không bảo vệ.

– Khi dùng đồng thời với các kháng sinh ampicilin, tetracyclin, chloramphenicol, neomycin, rifampicin,  thuốc ngủ barbuturic thì hiệu quả ngừa thai bị giảm sút.

Hiệu quả tránh thai của thuốc

Nguy cơ có thai phụ thuộc và có liên quan đến ngày rụng trứng. Trên cơ sở nghiên cứu 129 chu kỳ kinh chỉ có duy nhất 1 lần quan hệ tình dục trong một chu kỳ kinh nguyệt, tác giả Wilson và cộng sự (từ năm 1995) đã nhận thấy nguy cơ có thai tăng từ 8% vào 5 ngày trước khi rụng trứng lên 36% vào đúng ngày rụng trứng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy giai đoạn dễ thụ thai chỉ kéo dài khoảng 6 ngày, tập trung rõ nhất vào 3 ngày, khoảng 2 ngày trước rụng trứng và 1 ngày vào chính ngày rụng trứng, tức là từ ngày 9 đến ngày 14 của chu kỳ kinh 28 ngày.
 

 Bác sĩ tư vấn sức khỏe sinh sản cho chị em phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. ảnh: VIỆT DŨNG

Ngay sau rụng trứng, khả năng thụ thai giảm, điều đó cho thấy thời gian sống của trứng rất ngắn, dưới 24 giờ và niêm dịch cổ tử cung cũng biến đổi nhanh nên cản trở sự xâm nhập của những tinh trùng mới. Dùng TTT khẩn cấp vào những ngày dễ thụ thai thì ít nhất cũng giảm được nguy cơ có thai đến 75%. Theo nghiên cứu của Wilson, nếu không dùng TTT khẩn cấp vào giai đoạn dễ thụ thai (3 ngày nêu trên) thì nguy cơ có thai khoảng 36% nhưng nếu có dùng TTT khẩn cấp thì nguy cơ có thai giảm xuống còn khoảng 9%.

 
Tuy nhiên, chỉ có 1 – 3% phụ nữ dùng viên TTT khẩn cấp bị có thai trong chu kỳ kinh đó. Trên thực tế, chỉ có thể dự đoán được khoảng thời gian dễ thụ thai của một chu kỳ kinh nào đó nhưng thường rất khó ước lượng chính xác nguy cơ có thai. May thay, TTT khẩn cấp khá an toàn, có thể dùng bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh. 

Tác dụng không mong muốn của TTT khẩn cấp

Có đến 50% số phụ nữ uống TTT khẩn cấp bị buồn nôn và nôn. Vì tổng liều estrogen có trong TTT phối hợp cao nên buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp. Nếu lại bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc thì hiệu quả tránh thai khẩn cấp có thể giảm đi. Để giảm thiểu buồn nôn và nôn, nên dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc dùng liều đầu tiên vào lúc đi ngủ. Nếu nôn xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi uống liều đầu tiên hay liều thứ hai thì dùng lại liều thuốc đó theo đường uống hay theo đường đặt âm đạo.

 Dùng viên TTT phối hợp để tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng gì?

Chưa có bằng chứng khoa học về tác hại đến phụ nữ hay đến thai (nếu có thai) vì liều lượng hormon estrogen và progestin trong viên thuốc phối hợp nhỏ và chỉ dùng trong thời gian ngắn (2 ngày).

Nếu phụ nữ đã có thai mà vẫn dùng viên TTT kết hợp cũng không gây sảy thai. 


Viên tránh thai phối hợp dùng trong thời gian ngắn (2 ngày) ít khi gây ra vấn đề nghiêm trọng ngay cả khi phụ nữ có những vấn đề về tim mạch (đang có hay đã từng có vấn đề về cục máu, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ).

Khoảng 8% phụ nữ dùng viên tránh thai phối hợp làm phương pháp tránh thai khẩn cấp bị ra máu ít rải rác (spotting) trong chu kỳ kinh. Khoảng 50% có ra kinh ở thời điểm dự kiến và hầu hết những phụ nữ khác ra kinh sớm hơn dự kiến.

Cần nhớ phương pháp tránh thai khẩn cấp không được dùng thường xuyên (hết tháng này sang tháng khác), đã gọi là phương pháp tránh thai khẩn cấp thì chỉ được dùng trong trường hợp khẩn cấp vì kém hiệu quả hơn so với các phương pháp khác.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc với các cách dùng khác nhau:

Thuốc tránh thai phối hợp có chứa ethynil estradiol (EE) và levonorgestrel (LNG).

Nếu là viên có hàm lượng EE thấp (30 – 35µg) thì uống 4 viên trong vòng 72 giờ sau giao hợp không bảo vệ, 12 giờ sau liều thứ 1 uống tiếp 4 viên nữa. Tổng liều là 8 viên.

Nếu là viên thuốc có hàm lượng EE cao (50µg) thì uống 2 viên trong vòng 72 giờ sau giao hợp không bảo vệ. Sau 12 giờ, uống 2 viên nữa. Tổng liều 4 viên.

Các loại TTT phối hợp thông thường đều có thể sử dụng làm TTT khẩn cấp. Liều sử dụng: uống 4 viên trắng (viên có chứa hormon) trong vòng 72 giờ kể từ khi giao hợp, sau đó 12 giờ uống 4 viên trắng nữa.

Thuốc chỉ có progestin (postinor): Sẽ được chuyển hóa và thải trừ hoàn toàn ra ngoài cơ thể nên không có tác động lâu dài trong cơ thể do đó không ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau đó. Cơ chế tránh thai là ảnh hưởng đến sự làm tổ của trứng. Thuốc này đóng vỉ hai viên, mỗi viên chứa 750µg levonorgetrel. Uống 1 viên trong vòng 72 giờ sau giao hợp (có tài liệu: trong vòng 48 giờ), nhưng càng sớm càng tốt và 1 viên nữa sau viên đầu 12 giờ.

Thuốc tránh thai ovrette (chỉ có 75µg norgestrel mỗi viên): Liều đầu tiên uống 20 viên, sau 12 giờ uống liều thứ hai là 20 viên nữa.

Với cả hai loại TTT phối hợp hay chỉ có progestin, trong vòng 3 tuần sau khi dùng thuốc mà không thấy kinh cần gặp thầy thuốc để kiểm tra xem có thai không.      

BS. Xuân Anh

Gửi thảo luận