Theo những gì anh Nam miêu tả ở vợ mình thì chị Thủy vốn là người không mấy chú tâm đến hình thức bên ngoài. Chị có sao mặc vậy, tuềnh toàng đến mức cẩu thả. Có khuyên răn, góp ý nhưng chị Thủy vẫn chứng nào tật ấy: “Nhà có phải đến mức nghèo khó, không đủ điều kiện để mua vài bộ quần áo đâu! Ấy vậy mà đồ mặc thừa của ai, cô ấy cũng gom về nhà. Có những bộ quần áo rộng thùng thình, cô ấy vẫn hồn nhiên như không khoác lên người”, anh Nam cho biết.
Chán nản vì nói mãi vợ không thèm tiếp thu, anh Nam quay sang mặc kệ: “Người ta bảo dẫu mộc, thô nhưng nếu có công mài giũa thì thành ngọc sáng. Đằng này vợ tôi, mộc đúng là mộc”.
Trong khi đó anh Sơn (Khương Đình, Hà Nội) lại đang khốn đốn bởi cô vợ thô “không thể đỡ”. Theo lời anh Sơn kể, ngày bình thường thì vợ anh “thô từ hình thức cho đến lời ăn tiếng nói”. Không ít lần chị làm cho người khác phật lòng, khó chịu bởi cái miệng “ba toác” của mình. Chị không bao giờ khen người khác, chỉ chăm chăm “phê cho bõ”. Ngay cả anh Sơn cũng suốt ngày bị chị đánh giá là ngu muội cạn nghĩ, óc bã đậu, vô duyên…
“Cứ mở miệng ra là cô ấy nói người khác như thế. Tính tình thì đành hanh, không giữ được bình tĩnh mỗi khi đụng phải chuyện. Mà mỗi lần cô ấy ‘khó ở’ là y như rằng cô ấy có bao nhiêu vốn từ không mỹ miều đều mang ra ném hết vào mặt người khác”, anh Sơn khổ sở cho biết.
Độ “thẳng, thật” của chị cũng khiến bà con lối xóm “vái chào”, thấy chị là lắc đầu, lè lưỡi.
Vợ lời thô, chồng chịu tiếng xấu
Khắp khu phố 2 (Trung Kính, Hà Nội), không ai là không biết đến chị Vy, vợ anh Đạt. Bởi chị lúc nào cũng nêu cao khẩu khí: “Tôi thô thế thôi nhưng thành tâm, thật ý”. Tuy nhiên, sống với chị gần 10 năm, anh Đạt chưa thấy được chút lợi lộc gì từ “tâm ý thật” của chị mà chỉ toàn bị người ta xơi xơi mắng lại.
“Chả có ai như cô ấy. Việc người ta xấu, đẹp, đi đứng thế nào là của người ta. Thế nhưng chỉ cần không ‘vừa mắt’ là y như rằng lạ hay quen, cô ấy đều xông tới, một hơi dài lôi ra những nhược điểm của họ. Tôi góp ý thì lần nào cô ấy cũng cười hềnh hệch bảo rằng ‘em muốn người ta tốt, đẹp hơn nên mới thế’. Có ai khiến cô ấy đâu chứ. Đã không biết bao lần bị mắng thẳng vào mặt rồi nhưng tuyệt nhiên cô ấy không chừa”, anh Đạt ngán ngẩm khi nói về vợ mình.
Kể về “tội thô thiển” nhưng vẫn cứ tự hào là thật thà, mộc mạc của vợ, anh Đạt liệt kê ra vô số những tình huống khiến anh “méo mặt”: "Khi có anh hàng xóm sang chơi. Mới đi công tác về, mua được gói trà ngon, tôi mang biếu thì cô ấy mặt tỉnh bơ nói với anh ấy rằng ‘cả đời bị vợ cho mốc mép, có biết đến thứ gì đâu’".
Rồi anh kể thêm chuyện mình đồng cảm với hoàn cảnh của một bà cụ nghèo trong khu, bảo chị mang chút tiền sang biếu bà lão thì “cô ấy toang toác nói ‘nhà thất đức mới sinh ra được thằng con như thế’ khiến bà cụ cứ đấm ngực thụp thụp, khóc lóc, kêu trời”, anh Đạt cho biết.
Trong khi những người đàn ông khác vô cùng mãn nguyện vì dù lấy phải người vợ xấu nhưng cố gắng khéo léo đủ đường để chèo lái gia đình hạnh phúc thì anh Huy lại điêu đứng, khổ sở vì vợ đẹp nhưng không có duyên. Bởi vậy, dù là người nhẫn nại bao nhiêu, thì anh cũng không thể chịu nổi.
“Vợ người ta thì khéo léo, đẹp đẽ khoe ra, vợ mình thì bao nhiêu thứ tục tĩu cô ấy cứ để đầu lưỡi, có cơ hội là nói năng bạt mạng. Khốn khổ cho mình là lúc nào cũng bị người này, người kia nói là nhu nhược, không biết dạy vợ, để vợ hàm hồ, xỏ xiên người khác…", anh Huy nhăn nhó chia sẻ.
Muối mặt vì vợ tự hào… “mộc”
Trong khi bạn bè đam rôm rả trò chuyện với nhau thì anh Nam (Trương Định, Hà Nội) thu mình lại, đứng vào một góc. Mắt buồn rầu dõi theo bóng vợ đang lạ lẫm, hí hoáy khám phá đủ các món đồ trong bữa tiệc họp lớp.
Thấy vợ của bạn bè mình, cô nào cũng diêm dúa, son phấn, nước hoa thơm phức. Quay qua nhìn vợ mình, gương mặt không “bôi, phết”, lấm tấm những tàn nhang, mụn, lỗ chân lông xù xì…, anh Nam lắc đầu ngán ngẩm: “Cô ấy kém tôi tới tận 8 tuổi nhưng nhìn vào ai cũng bảo… hai chị em. Vẫn biết phụ nữ đầu tắt mặt tối, lo lắng đủ thứ cho chồng con nên già dặn trước tuổi nhưng giá như cô ấy biết tự chăm sóc mình một tí để tôi còn nở mặt với bạn bè”.