– Lạ nhỉ?
– Vâng, rất lạ mẹ ạ. Thoạt đầu, con cũng không tin vào tai mình, ngơ ngơ ngác ngác hỏi “Vì sao lại cấm? Có phải vì đề tài xa lạ với cuộc sống. Bố mẹ cậu, bố mẹ tớ là công nhân viên chức, có cuộc sống ở mức tàm tạm nhưng trong các bộ phim thì toàn xoay quanh những gia đình giàu có, lên xuống xe hơi, ở biệt thự, mặc đồ hiệu, điện thoại xịn… Những thứ đó hoàn toàn không phù hợp với đối tượng xem phim, không phản ánh được đời sống của đa số người dân Việt”. Bạn con bảo: Không phải.
Con lại hỏi: “Hay là tại diễn xuất của diễn viên kém. Nhà sản xuất phim muốn kéo quảng cáo nên đưa quá nhiều hoa hậu, người mẫu, ca sĩ không biết diễn lên phim một cách tùy tiện khi những người này chưa đủ khả năng để lột tả nhân vật?”. Bạn con bảo: Không phải. Con lại hỏi: “Hay là tại một số người biên kịch thiếu trình độ về văn học và sự trải nghiệm về cuộc sống nên để nhiều lời thoại của các nhân vật trong kịch bản của mình nhạt nhẽo, không chân thật, thậm chí vô duyên, lố…”.
Bạn con bảo: Không phải. Bố mẹ tớ cho qua hết tất cả những yếu kém đó của nhiều bộ phim truyền hình Việt Nam vì hai cụ đã nói: “Là người Việt không thể không xem phim Việt”. Nhưng bỗng dưng hai cụ cấm tớ vì một buổi tối giữa tháng vừa rồi, cả nhà ngồi xem đến cảnh một cô gái đi chơi về muộn, hỏi bố: “Mẹ con đâu?”. Ông bố bảo: “Mẹ con bị tai nạn giao thông”. Cô con gải hỏi: “Có việc gì không?”. Ông bố bảo: “Đang nằm ở bệnh viện. Em trai con đang ở đó chăm sóc mẹ. Còn bố phải về trông hai đứa cháu nhỏ. Thôi, mai mày vào thăm mẹ cũng được”. Cô con gái đáp: “Vâng” một tiếng nhẹ như bấc, cứ như mẹ mình đang ở nhà người bạn chơi chứ không phải đang cấp cứu ở bệnh viện. Xem đến đây, bố tớ cau mặt, còn mẹ tớ liếc nhìn tớ, cả hai cụ đều lắc đầu bảo chuyển sang kênh khác và “tuyên bố” từ nay không bao giờ được xem phim truyền hình Việt Nam nữa.
Hỏi tại sao? Bố tớ bảo: “Lời thoại trong phìm như thế là không chỉ vi phạm nghiêm trọng đến chuẩn đạo đức của dân tộc Việt Bố mẹ thời chiến tranh phá hoại, chưa sinh con, một hôm nghe tin mẹ của bố bị ốm, phải vào bệnh viện cấp cứu, bố mẹ vội tất tưởi đạp xe ngay từ Hà Nội về Phú Xuyên thăm bà. Lúc đó tầm ba giờ chiều. Con đường về quê thời điểm này thường xuyên bị máy bay Mỹ ném bom nên hai người đạp xe phải luôn luôn cách nhau ít nhất 100 mét để nếu gặp máy bay Mỹ ném bom, bị người này còn người kia về được quê gặp mẹ. Mà cảnh phim cũng chẳng đúng với đạo đức của nhân loại. Con có thấy phim Hàn Quốc hay chiếu những cảnh nhân vật bị tai nạn hay bị đột quỵ, khi nghe tin dữ, bố mẹ, anh chị em, người yêu của họ đều hớt ha hớt hải vào ngay bệnh viện thăm nom, chẳng có trường hợp nào như phim Việt này. Đứa con buổi tối nghe tin mẹ bị tai nạn giao thông đang nằm bệnh viện cấm cứu, lại thản nhiên đi ngủ để sáng mai mới vào thăm. Hành động và lời thoại như vậy không chỉ vô lý mà còn không hề có chút ý nghĩa nhân văn nào, nên bố mẹ không muốn con xem nữa.
Như vậy, chỉ vì câu nói “vâng” nhẹ như bấc sau khi nghe tin mẹ mình bị tai nạn giao thông của nhân vật trên phim mà bạn con bị bố mẹ cấm không cho xem phim Việt nữa. Mẹ thấy bố mẹ bạn ấy có nghiêm khắc quá không?
Mẹ tôi thở dài:
– Con nên nhớ những hành động và lời thoại trên màn ảnh đều ảnh hưởng rất sâu xa đến người xem. Bố mẹ không cấm con xem tất cả các phim Việt Nam, nhưng gặp những bộ phim Việt Nam có hành động và lời thoại trái với chuẩn đạo đức như thế, không chỉ bố mẹ bạn ấy, mà cả bố mẹ đây cũng bảo con tắt ti vi đi.
Nguyễn Đoàn
Cấm xem phim vì một câu: “Vâng!”
– Mẹ ạ, hôm qua bạn con đến nhà chơi, thấy con đang xem một bộ phim truyền hình Việt Nam, nó bảo tắt, tắt đi. Con bảo: “Phim này hay đấy!” Nó bảo: “Hay cũng tắt”. Con hỏi tại sao, nó bảo: “Tại tuần trước bố mẹ tớ dặn từ nay không được xem phim truyền hình Việt Nam. Là đứa con có hiếu thì phải biết vâng lời bố mẹ ”.