1. Lười thay giặt vỏ gối
Khi bạn ngủ, vi khuẩn từ mắt, mũi và tai và dầu từ tóc của bạn tập tập trung lại trên gối. Điều này là không thể tránh khỏi cho dù bạn có chăm chỉ rửa mặt mỗi đêm. Đến đêm hôm sau, các vi khuẩn này lại tích tụ thêm và càng làm tăng khả năng bám vào da mặt, gây ra mụn và các bệnh về da khác.
Giải pháp: Thay đổi gối của bạn ít nhất mỗi tuần một lần để tránh vi khuẩn tích tụ.
2. Không bao giờ làm sạch điện thoại
Một ngày, có thể bạn phải nghe điện thoại nhiều lần, nhưng có khi lại không vệ sinh điện thoại một lần nào. Điều này cũng thực sự không tốt.
Nếu bạn thấy mụn xuất hiện ở hai bên má hoặc gần miệng thì thủ phạm có thể chính là từ điện thoại của bạn. Một nghiên cứu gần đây của London tiết lộ rằng vi khuẩn được tìm thấy trên 92% điện thoại mà họ kiểm tra, trong đó thậm chí có tới 16% chứa vi khuẩn E. coli có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa.
Giải pháp: Thường xuyên vệ sinh điện thoại của bạn với khăn tẩm chất cồn.
3. Dùng tay để bôi kem hoặc thuốc lên mặt
Đây là thói quen mà dường như ai cũng làm. Nhưng đúng ra thì thói quen này vô tình làm tăng mức độ vi khuẩn lên da bạn. Mỗi lần bạn nhúng các ngón tay vào lọ kem dưỡng da hoặc bất kì sản phẩm nào rồi bôi lên mặt, lượng vi khuẩn được nhân lên và các mầm bệnh có thể phát triển rất nhanh trên da bạn.
Giải pháp: Không bao giờ nhúng ngón tay vào bất kì sản phẩm bôi lên da nào. Thay vào đó, hãy sử dụng một tăm bông sạch để nhúng và bôi lên da. Nếu có thể, hãy cố gắng mua các sản phẩm dạng tuýp để chỉ cần bóp ra mà không cần thò cả ngón tay vào để giảm thiểu sự nhiễm trùng cho da.
4. Không làm sạch cọ trang điểm
Cọ trang điểm bẩn là một nguyên nhân gây mụn. Bạn sử dụng chúng hàng ngày, và nếu chúng không sạch sẽ, những vi khuẩn gây bệnh bám trên cọ từ hôm qua hoặc những hôm trước đó sẽ có cơ hội tấn công sang da mặt và hủy hoại da mặt.
Giải pháp: Các loại cọ trang điểm nên được rửa ít nhất một lần một tuần rất nhẹ nhàng với xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa.
5. Bỏ qua thói quen làm sạch mặt trước khi ngủ
Hầu hết chúng ta đều mắc phải một sai lầm là rửa mặt qua loa trước khi đi ngủ chứ không làm sạch da một cách cẩn thận.
Điều này vô tình sẽ không làm sạch được các bụi bẩn hoặc vi khuẩn trên da, dẫn tới hậu quả là lỗ chân lông bị tắc nghẽn, các tế bào da chết dày lên và cản trở sự lưu thông trên da, hạn chế việc sản xuất các loại dầu tự nhiên khiến da ngày càng xấu đi, không được tái tạo đúng cách trong khi bạn đang ngủ.
Giải pháp: Hãy dành thời gian để chú ý hơn đến việc làm sạch da mỗi tối trước giờ đi ngủ, ví dụ như dùng sửa rửa mặt hoặc tẩy tế bào da chết chẳng hạn.
Nếu áp dụng biện pháp tẩy da chết, bạn đừng quá lạm dụng, chỉ nên tẩy 1 – 2 lần/tuần để tránh làm khô và ảnh hưởng xấu đến da.