Lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp giảm đi những đau đớn này, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp hay viêm xương khớp (osteoarthritis) là dạng viêm khớp thường gặp nhất. Bệnh gây ra đau đớn, biến dạng chi khiến cử động rất khó khăn, đôi khi không đi được, thậm chí gây tàn phế và vì thế làm giảm nghiêm trọng chất lượng sống của bệnh nhân.
Theo các thống kê, Mỹ có khoảng 21 triệu người từ tuổi 25 trở lên có triệu chứng của thoái hóa khớp (chiếm 12,1%). Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới phải thay khớp. Có thể lý giải nguyên nhân thoái hóa khớp chủ yếu là do sự lão hóa của cơ thể theo tuổi tác, bên cạnh đó phải kể đến các tác nhân đáng chú ý khác như béo phì, các tư thế có hại cho khớp, chấn thương khớp v.v…
Có thể ngăn chặn thoái hóa khớp?
Nhiều bệnh nhân khi được tư vấn đều đặt câu hỏi tại sao tôi lại bị thoái hóa khớp? Có thể chữa khỏi được hay không? Rất tiếc cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp điều trị hữu hiệu nào nhằm ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp mà chỉ có thể làm chậm lại quá trình này.
Không riêng gì tại Việt Nam mà ngay ở các nước phát triển, các nhà khoa học cũng đau đầu trong việc tìm cách ngăn ngừa cũng như điều trị bệnh khớp và các di chứng của nó. Việc điều trị căn bệnh này tốn một nguồn kinh phí khổng lồ, nhưng không thể điều trị triệt để căn bệnh này. Mới nghe tưởng chừng như nghịch lý nhưng thực tế nêu trên là chuyện không quá khó hiểu vì:
– Liệu pháp giảm đau chỉ mang tính tạm thời, không thể là giải pháp lâu dài vì nó chỉ có tác dụng giảm đau chứ không đồng nghĩa với điều trị bệnh khớp. Hơn nữa khớp càng đau, nhức, bệnh nhân càng dùng nhiều thuốc giảm đau mà không hỗ trợ sức đề kháng và bảo vệ cấu trúc của khớp vì tình trạng thoái hóa khớp sẽ ngày càng nặng lên.
– Việc sử dụng các thuốc ức chế phản ứng viêm lại “kén” bệnh nhân bởi khó tránh những tác dụng lên đường tiêu hóa. Thường những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tá tràng không được chỉ định loại thuốc này, trong khi viêm dạ dày là một căn bệnh vô cùng phổ biến.
– Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate là những dẫn xuất từ glycosaminoglycan được tìm thấy trong sụn khớp. Trong quá trình thoái hóa khớp, người ta thấy hai chất này là nơi bị thương tổn đầu tiên, xuất hiện các khe nứt và sụn khớp bắt đầu bị bong tróc gây ra tình trạng lộ xương mặt khớp. Do đó, người ta nghĩ rằng nếu bổ sung cho cơ thể các chất nền này thì khối tế bào sụn khớp sẽ giảm bị hư hại, sụp đổ.
Nhưng mới đây, các nhà khoa học tìm thấy trong chất sụn có chứa nhiều thành phần chất collagen type 2 (chiếm 90% chất collagen trong sụn khớp). Khi mạng lưới collagen này bị hư, tế bào sụn không được lớp collagen bảo vệ sẽ chết đi và không còn khả năng tiết ra chất nền của mô sụn và như vậy, quá trình thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh hơn. Từ đó, nhiều nghiên cứu đã bổ sung collagen týp 2 cho việc điều trị thoái hóa khớp.
Theo kết quả nghiên cứu so sánh kết quả dùng UC-II (collagen type 2 không biến tính) so với nhóm dùng glucosamine và chondroitine sulfate sau 30, 60 và 90 ngày sử dụng của tác giả David C. Crowley đăng tải trên website International Journal of Medical Science, UC-II hiệu quả hơn Gulcosamine và chondroitine từ 15-25% tuỳ chỉ số.
Cụ thể, sau 90 ngày điều trị: UC-II giúp giảm tình trạng cứng khớp và khó vận động (chỉ số WOMAC) là 33%, trong khi glucosamine và chondrotin chỉ giảm 14%; UC-II giúp giảm tình trạng đau nói chung (chỉ số VAS) là 40%, trong khi glucosamine và chondrotin chỉ giảm 15,4%; UC-II giúp giảm ảnh hưởng của cơn đau đối với hoạt động hằng ngày (chỉ số LEQUESNE) là 20%, trong khi glucosamine và chondrotin chỉ giảm 6%.
– Cuối cùng, để phòng ngừa thoái hóa khớp, mọi người cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, tập luyện thể thao thường xuyên, ăn uống cân đối với đầy đủ các chất, tránh chất kích thích, rượu bia, tăng cường vận động…