Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Do bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Có nhiều người âm thầm chấp nhận nhiều năm. Vì vậy, bệnh thường chuyển sang giai đoạn nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn:
Tắc mạch: Tắc mạch trĩ có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu, làm búi trĩ thình lình sưng to, khiến bệnh nhân đau dữ dội. Lúc này cần mổ lấy cục máu ngay.
Nghẹt: Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được.. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là hiện tượng hoại tử bắt đầu.
Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được. Trĩ sa như thế sẽ sưng vù, chảy máu, bầm tím, làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt có thể bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn, rất nguy hiểm.Trường hợp này cũng cần mổ sớm.
Nhiễm khuẩn: Nếu trĩ bị viêm nhiễm sẽ có biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn, khám thấy búi trĩ phù nề sưng to.
Bội nhiễm: Nếu trĩ thòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn bởi vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh. Đây là biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn tới mắc các bệnh tật khác.
Nếu không muốn đau đớn và đối mặt với nguy hiểm, tốt nhất đừng để biến chứng xảy ra.
Điều trị trĩ như thế nào để tránh biến chứng
Để tránh bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng và xảy ra biến chứng nguy hiểm, tránh phải điều trị bằng phẫu thuật, bệnh nhân trĩ nên đối mặt và chữa trị càng sớm càng tốt và phải dứt điểm vì mỗi lần tái lại bệnh càng nặng hơn và nguy cơ xảy ra biến chứng tăng cao.
Trước kết, bệnh trĩ sinh ra do lối sống không khoa học, vì vậy để ngăn ngừa bệnh tái phát ngoài việc dùng thuốc thì việc duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh như: uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thường xuyên vận động, tập thể dục… rất quan trọng.
Tiếp đó, ngay khi phát hiện ra bệnh, khi bệnh còn ở mức độ nhẹ và vừa, bệnh nhân nên dùng thuốc uống điều trị. Phương pháp điều trị này đơn giản, không làm bệnh nhân e ngại, chần chừ mà để lâu, không điều trị vì vậy bệnh sẽ được điều trị khỏi sớm, không để sang giai đoạn nặng và có các biến chứng.
Trong y học cổ truyền có các vị thuốc trị trĩ có tác dụng nổi trội đó là: Địa Du có tác dụng cầm máu, chuyên trị kiết lỵ ra máu, trĩ ra máu; Phòng Phong giúp giảm đau nhanh; Chỉ Xác có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón giúp việc đại tiện của người bị trĩ dễ dàng hơn, thông qua đó giúp hạn chế chảy máu khi đi đại tiện, đồng thời còn giúp co búi trĩ hiệu quả. Hoàng Cầm ức chế nhiều loại vi khuẩn, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn tại hậu môn gây viêm, hạn chế các biến chứng hoặc các bệnh tật khác do bội nhiễm. Đương Quy giúp bổ huyết, rất cần thiết cho những người mắc trĩ bị chảy máu, phục hồi thể trạng, nâng cao sức khỏe cho bệnh.
Ngoài ra, trị tận gốc nguyên nhân bệnh trĩ chính là giảm sự căng giãn tại tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Với tác dụng này thì vị thuốc Hòe giác (quả Hòe) là có hiệu quả tốt nhất. Hòe giác có tác dụng tăng trương lực của mạch máu, làm bền thành mạch từ đó làm giảm sự căng giãn tính mạch trực tràng – hậu môn, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Sự kết hợp giữa các vị dược liệu trên là 1 trong những bài thuốc tốt để trị trĩ tận gốc, trị mọi yếu tố nguy cơ của bệnh.
Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Phòng và chữa bệnh » Nguy hiểm với các biến chứng của bệnh trĩ