Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Phòng và chữa bệnh » THOÁI HOÁ CỘT SỐNG BẮT ĐẦU DIỄN RA VÀO NĂM 2 TUỔI

THOÁI HOÁ CỘT SỐNG BẮT ĐẦU DIỄN RA VÀO NĂM 2 TUỔI


Gai cột sống, thoái hóa, đau thần kinh hay thoát vị đĩa đệm
 

Khi bị đau lưng chúng ta dường như cảm thấy vô cùng bối rối vì không biết chúng ta bị bệnh gì? Có người hoảng sợ nghĩ rằng mình bị nhiều bệnh quá, người khác lại cho rằng chẳng qua đó là cách gọi khác nhau của một bệnh. Vậy có cách nào để nhận biết và gọi tên được căn bệnh mà mỗi chúng ta đã và đang mắc phải?
 

Đau dây thần kinh tọa
 

Khi bị đau từ thắt lưng lan xuống mông, xuống chân thì thường có nghĩa là chúng ta bị đau thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa (còn gọi là dây thần kinh ngồi) là dây thần kinh to nhất của cơ thể, nó được các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp lại mà thành và sau đó chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống chân. Đau thần kinh tọa thường do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra, thường kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ… Tuy nhiên, đau thần kinh tọa còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa…
 

Thoát vị đĩa đệm và “gai” cột sống
 

Cột sống là một trục chống đỡ của cơ thể. Để có thể cúi, ngửa hoặc vặn mình, cột sống cần phải uốn cong được, chính vì vậy mà cột sống không phải là một khúc xương dài như ở tay chân mà là một “bộ khung” được tạo ra bởi các đốt sống xếp chồng lên nhau. Vì nhiều lý do, khi bao xơ bị rách, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, tạo thành một khối gọi là khối thoát vị. Nếu khối thoát vị đè vào rễ thần kinh sẽ gây ra các hiện tượng như đau, tê, yếu, liệt…

Khi thoát vị ở vùng thắt lưng, các rễ tạo thành thần kinh tọa bị chèn ép và gây ra đau thần kinh tọa. Còn khi thoát vị nằm ở vùng cổ thì có thể gây ra đau cổ, vai, hoặc gây ra đau, tê hoặc yếu liệt tay chân.

Khi khối thoát vị lồi ra, nó kéo theo màng xương cạnh nó và lâu ngày xương sẽ mọc ra theo, tạo thành những vành xương mà trên phim X-quang người ta nhìn thấy như những cái gai nhọn nên gọi là “gai” cột sống. Tuy nhiên mọi người cũng chớ hoảng sợ khi biết mình có “gai” cột sống. Nếu gai ít, chúng ta có thể nhờ bác sĩ “nhổ” đi là được.
 

Thoái hóa
 

Thoái hóa nói cho cùng là sự già đi của cơ thể con người. Đây là một quá trình tự nhiên trong các chu trình vĩnh cửu sinh – lão – bệnh – tử, càng lớn tuổi quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh.

Thoái hóa có vai trờ quan trọng nhất trong việc gây ra các thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên các yếu tố khác như viêm khớp, làm việc nặng nhọc, chấn thương… cũng là những yếu tố làm cho cái bao xơ yếu đi và nứt nẻ.

Thoái hóa còn có thể làm cho các bộ phận khác của cột sống trở nên sần sùi, phình to ra và chèn vào các rễ thần kinh, giống như các khối thoát vị của đĩa đệm, hoặc chèn vào các bộ phận khác của cột sống gây ra đau lưng hoặc đau cổ. Khi nhận được chẩn đoán “thoái hóa cột sống”, bạn đừng lo lắng quá, mặc dù có thể hơi buồn khi biết rằng mình đang già đi.

Như vậy, thoái hóa cột sống là yếu tố chính gây ra thoát vị đĩa đệm, từ đó sinh ra “gai” cột sống, đau thần kinh tọa. Thoái hóa cột sống còn có thể gây ra đau lưng, đau cổ hoặc gây ra đau thần kinh tọa mà không cần phải có thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, thoái hóa cột sống còn là nguyên nhân của một số bệnh khác nữa, tất cả những bệnh này được gọi chung là bệnh lý thoái hóa của cột sống.
 

Phương pháp điều trị
 

     1. Dùng thuốc và vật lý trị liệu
 

Khi bệnh nhân mới chớm đau, cần phải đến trung tâm vật lý trị liệu để được hướng dẫn các động tác tập và tư thế tốt trong sinh hoạt hàng ngày, nhằm tránh bị nặng thêm.

Đa số các trường hợp chỉ đến bác sỹ khám, uống thuốc khi thấy bớt đau và nghĩ rằng như thế là hết bệnh. Thực ra đó chỉ là giai đoạn đầu của bệnh lý, nếu người bệnh biết giữ tư thế tốt trong sinh hoạt hàng ngày và tập luyện đều đặn thì bệnh sẽ không nặng thêm.

Vận động và giữ tư thế tốt trong sinh hoạt hàng ngày rất quan trọng trong quá trình điều trị. Mục đích các bài tập là để lấy lại sự cân bằng của hệ cơ xương khớp.
 

       2. Tư thế tốt trong sinh hoạt hàng ngày
 

– Dù thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống cũng không nên cúi đầu, cúi lưng và không ở lâu một tư thế.

– Không nằm võng, ghế bố, nệm mềm, không gối đầu cao (gối mỏng lót ở vùng cổ), không ngồi xổm vì những tư thế này làm cột sống cong, dễ gây thoát vị.

– Khi ngồi, nhớ thẳng đầu, thẳng lưng, không thò đầu ra trước (đầu nên ở trên đường thẳng với trục cột sống).

– Muốn nhặt vật dưới đất phải giữ lưng thẳng, khuỵu gối xuống rồi nhặt vật. Không được khiêng vật nặng. Không được xách đồ nặng trên 5 kg (khi có bệnh lý ở cột sống cổ).

– Không đi guốc cao gót vì sẽ làm tăng độ ưỡn thắt lưng, dễ gây trượt đốt sống.

– Khi nằm nghiêng, phải kê gối đủ cao để giữ cột sống cổ thẳng hàng với cột sống lưng.
 

         3. Điều trị phẫu thuật
 

Trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn không còn hiệu quả nữa thì lúc này bệnh nhân nên được can thiệp bằng phẫu thuật.

Gửi thảo luận