Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Phòng và chữa bệnh » Phòng và điều trị bệnh thận do tiểu đường

Phòng và điều trị bệnh thận do tiểu đường

Để dự phòng hoặc làm chậm sự tiến triển bệnh thận do ĐTĐ cần tiến hành kiểm soát tốt glucose máu, kiểm soát huyết áp, bỏ thuốc lá và ăn chế độ giảm protein, kiểm soát lipid máu. Kiểm soát tốt glucose huyết đối với cả bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và týp 2 có thể phòng làm giảm 50-70% sự phát tiển của MAU cũng như sự tiến triển của MAU thành bệnh thận.

Kiểm soát huyết áp: Huyết áp mục tiêu cần duy trì ở bệnh nhân ĐTĐ < 130/80 mmHg.

Sử dụng thuốc chống tăng huyết áp:

+ Khi MAU (-) hoặc biến chứng chưa rõ thì mục tiêu của việc điều trị là giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Các thuốc có thể dùng là: ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin (ức chế AT1), ức chế thụ thể bêta, lợi tiểu, ức chế kênh calci.

+ Khi đã có MAU (+) thì nên dùng ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin.

+ Khi đã có biến chứng thận rõ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thì ức chế men chuyển có thể làm chậm tiến triển bệnh thận, còn ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thì cả ức chế men chuyển và ức chế thụ cảm thể angiotensin đều có tác dụng giảm protein niệu và kiểm soát huyết áp tốt hơn. Trong quá trình sử dụng ƯCMC hoặc ƯCAT1 cần định kỳ kiểm tra creatinin huyết và K+ máu để phát hiện tác dụng phụ gây tăng creatinin và K+ do thuốc. Nếu mức tăng creatinin < 30% trong một thời gian ngắn thì không cần dừng các thuốc trên. Những bệnh nhân không dung nạp thuốc ƯCMC và ức chế AT1 có thể chuyển dùng thuốc chẹn kênh calci không chứa dihyd-ropyridin.

Việc điều trị cần đạt mục tiêu giảm albumin niệu càng nhiêù càng tốt.

Kiểm soát lipid máu tối ưu có thể làm chậm tiến triển của bệnh thận do ĐTĐ. Tốt nhất là sử dụng thuốc hạ lipid máu thuộc nhóm statin.

Chế độ ăn hạn chế protein: Ăn hạn chế protein có thể làm chậm quá trình tiến triển suy thận mạn ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 đã có biến chứng thận rõ rệt, tuy vậy đối với ĐTĐ týp 2 còn chưa được biết rõ. Khuyến cáo bệnh nhân ĐTĐ đã có biến chứng thận rõ rệt nên duy trì chế độ ăn với protein ở mức 0,8 g/kg cân nặng/ngày.

Bỏ thuốc lá có thể hạn chế được tiến triển bệnh thận do ĐTĐ kể cả bệnh nhân đã có MAU (+).

Khi có một trong các biểu hiện sau: chức năng thận giảm nhanh chóng hoặc không tìm được nguyên nhân; tăng kali máu khó điều trị; đái ra máu, không có tổn thương đáy mắt do ĐTĐ hoặc có trụ trong khi xét nghiệm nước tiểu; có tiếng thổi ở vùng động mạch thận; tăng huyết áp khó kiểm soát; protein niệu nhiều gần mức có hội chứng thận hư thì cần đi khám chuyên khoa thận.

Phòng và điều trị bệnh bằng Hạt methi

Cây Methi hay được gọi là cây fenugreek, cỏ cà ri, cỏ Hy Lạp có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Bộ phận trên cây Methi thường dùng làm thuốc đó là hạt và lá. Cây Methi được trồng nhiều và sử dụng làm thuốc, thực phẩm hơn 4000 năm qua tại các nước: Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Slovenia, Albani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Libya, Algerie, Morocco, … Nghiên cứu cho thấy trong hạt methi có chứa rất nhiều nhóm hoạt chất rất hữu ích cho sức khỏe như protein, khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phosphor, magnesium, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, acid folic, vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin, và nhiều chất xơ, chất nhày. Trong hạt còn có các alcaloid như trigonellin, cholin, saponin, chất dầu, flavonoid…

Chống lại các tác nhân gây hại cho gan: các nghiên cứu gần đây còn chứng minh hạt Methi còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan chống lại các tác nhân gây hại cho gan như rượu, hóa chất, thực phẩm và giúp điều trị sạn thận rất tốt.

Gửi thảo luận