Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Dinh dưỡng - Sức khoẻ » Chữa bệnh đái tháo đường bằng canh dưỡng sinh thịt và hải sản

Chữa bệnh đái tháo đường bằng canh dưỡng sinh thịt và hải sản

 

– Tuỵ lợn hầm củ mài: Củ mài 60g, tụy lợn 1cái. Củ mài, tụy lợn cùng thái lát, hầm nhừ, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

– Đậu đỏ hầm phổi dê: Phổi dê 1 lá, đậu đỏ 100g. Phổi dê thái lát, đậu đỏ, thêm nước muối, gia vị nấu nhừ. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, tiểu ít, nước tiểu đỏ đục.

 

– Canh thịt dê, đậu hũ: Phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Cũng dùng cho bệnh nhân đái nhiều.

– Lòng bò nấu dấm chua: Dạ dày bò 200g thái lát, nấu với dấm và gia vị thành dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, suy nhược choáng váng, xây sẩm, hoa mắt chóng mặt.

– Nước ép thịt thỏ: Thỏ 1 con, lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội, cho uống khi khát. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường suy kiệt, tiểu không cầm hoặc di niệu.

 Thịt ngỗng,  lợn….

– Nước ép thịt ngỗng: Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nấu ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

– Ngỗng hầm song bổ thang: Thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, xa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Thịt ngỗng chặt nhỏ, thịt lợn thái lát, sơn dược, xa sâm, ngọc trúc đều thái nhỏ, thêm gia vị và lư¬ợng nước thích hợp, hầm nhừ. Dùng để bổ khí, bổ âm trong các trường hợp miệng và họng khô, khát nước, mệt mỏi, thở gấp, ho xuyễn, ăn kém, đái tháo đường…

Cá diếc nướng tẩm trà: Cá diếc 1 con; bỏ ruột không róc vảy, dùng lá chè bánh tẻ tươi bọc kín cá, lấy giấy bản hoặc giấy bạc gói lại, lùi nướng chín trong than trấu hoặc than củi. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

– Canh lá sen cá trạch: Cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát, uống nhiều; hoặc dùng cho các trường hợp đái tháo nhạt trong bệnh lý nội tiết.

Sa sâm, ngọc trúc bổ khí dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

– Nhựa mận vịt ngọc trúc: Ngọc trúc 50g, xa sâm 50g, vịt 1 con, hành tây 1 củ, gừng tươi 6g. Vịt làm sạch, nấu với xa sâm, ngọc trúc, đầu tiên đun lửa to cho chín, sau đun nhỏ lửa đun trong 1 giờ cho chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, cho gia vị. Dùng cho bệnh đái tháo đường, bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, suy nhược, táo bón.

– Tim lợn tiềm ngọc trúc: Tim lợn 1000g, ngọc trúc 100g, gừng tươi 15g, hành sống 15g. Ngọc trúc nấu lấy nước bỏ bã để sẵn. Tim lợn thái nhỏ, cho cùng nước gừng, hành, ớt tươi luộc chín, tiếp tục đổ tiếp nước ngọc trúc vào đun tiếp cho tim lợn chín nhừ. Thêm nước hàng, muối mắm, đường trắng, bột ngọt; đun tiếp tạo thành nước canh đặc; Đổ lên đĩa, đợi cho nguội và đông, đổ dầu vừng đã đun sôi và để nguội lên là được. Dùng cho các bệnh nhân có bệnh mạch vành, bệnh tim phổi, đái tháo đường, lao phổi.

– Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc: Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch, cho cả hoài sơn, ngọc trúc vào xoong, thêm gia vị, nước sạch, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát n¬ước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

– Rùa hầm bắp nếp: Thịt rùa 200g, ngô nếp hoặc ngô tẻ 200g. Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, cao huyết áp.

– Canh trai rau hẹ: Sò trai 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm, bệnh đái tháo đường.

– Trai sò luộc: Sò biển (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với ớt tiêu gia vị thường ngày. Tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.

– Nước sắc thỏ ty tử: Thỏ ty tử 60g. Sắc nước uống. Dùng giải khát, cho bệnh nhân đái tháo đường khát nước uống nhiều.

– Khổ qua xào thịt nạc: Cách làm tương tụ, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Thực đơn này dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái tháo đường, đau mắt đỏ…

– Thịt lợn hầm râu ngô: Thịt lợn nạc và râu ngô liều lượng thích hợp, hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

– Râu ngô hầm ong non: Râu ngô 30g, ong non 120g, thêm nước nấu chín nhừ, thêm gia vị, cách ngày làm 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, viêm thận, viêm gan, viêm túi mật (Ngọc mễ tu phong nhục thang).           


 

 

 


Gửi thảo luận