Sỏi mật là một bệnh khá phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Vì những lý do rất đặc trưng mà tỷ lệ sỏi mật ở người Việt và một số quốc gia vùng Nam Á có tỷ lệ khá cao. Sau khi phẫu thuật, việc tái phát sỏi rất có thể xảy ra. Có người đã mổ đến lần thứ 3, thứ 4 mà vẫn cần phải điều trị vì sỏi mật.
Bà H. là một nông dân ở vùng thôn quê. Bà được chẩn đoán sỏi mật lần đầu tiên cách đây 9 năm, lúc bà 56 tuổi. Bà vẫn còn nhớ như in cái cảm giác đau khi lần đầu tiên bị bệnh. Một cơn đau không dễ để quên. Cơn đau dữ dội, tại vùng hạ sườn phải,lan ra đến vùng thượng vị. Khi bà vận động càng nhiều, bà càng đau nhiều hơn. Càng gắng sức càng đau. Khi bà nằm nghiêng sang trái thì cảm giác đau giảm nhiều, nhưng khi nghiêng sang phải thì đau càng dữ dội. Lúc đầu, bà nghĩ là bà bị đau bụng do đau dạ dày nên bà chỉ đến quầy thuốc mua thuốc tự điều trị ở nhà. Không ngờ, một ít sau, nước da bà bị vàng đi trông thấy. Hoảng hốt, bà đi khám thì được chẩn đoán là sỏi mật tại ống mật chủ.
Vậy sỏi mật là gì?
Sỏi mật là sỏi nằm trong túi mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật. Khi sỏi chuyển động thì gây đau. Mức độ đau phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi
Sỏi mật gây ứ trệ mật làm cho mật không xuống ruột đầy đủ để tiêu hóa thức ăn. Chúng ta nên nhớ là rằng không có mật thì chúng ta không thể tiêu hóa thức ăn hoàn hảo được. Có đến trên 40% chất béo trong thức ăn được tiêu hóa và hấp thu nhờ mật. Và 100% chất béo được tiêu hóa là do mật “khơi mào”. Vì vậy, sự ứ đọng dịch mật thực chẳng khác gì làm cho hệ tiêu hóa của chúng ta kém đi.
Sự tắc nghẽn dịch mật trong lòng ống mật chủ làm ứ mật theo chiều hướng giật lùi. Mật bị ứ lại quá nhiều, nó sẽ gây ứ lại trở về vùng đã sản xuất ra nó, làm căng giãn đường mật trong gan và túi mật. Căng giãn quá mức thì gây đau. Đau dữ dội đến mức có thể làm cho bệnh nhân mặt mày tái mét, lăn lộn từ giường xuống đất.
Một điều bạn nên chú ý nữa khi điều trị, đặc biệt với các nhà ngoại khoa, là chuyện sỏi mật tái phát. Chúng ta đừng có suy nghĩ rằng các bác sĩ làm sỏi mật tái phát để lại được mổ. Đây là một biến cố ngoài ý muốn. Trên thực tế, các bác sỹ phẫu thuật chỉ can thiệp được chuyện loại bỏ sỏi mật trong ống mật chủ mà không thể có biện pháp mổ xẻ nào có thể ngăn được sỏi tát phát. Một khi sỏi trong gan vẫn còn và một khi người bệnh không có sự thay đổi thói quen sống thì chúng ta khó có thể thoát khỏi sỏi.
Phân loại
Sỏi mật có nhiều loại:
Sỏi cholesterol: Tạo thành khi có rối loạn về cholesterol, acid mật, lecithin (như gia tăng dị hoá cholesterol gan, ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol, giảm biến đổi cholesterol thành acid mật). Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi: tuổi, giới (nữ gấp 3 lần nam), chủng tộc, gia đình, bệnh tật (béo phì), thuốc (ngừa thai, hạ mỡ máu) ăn uống (quá thừa năng lượng).
Sỏi sắc tố mật: Tạo thành khi nồng độ bilirubin không liên hợp trong mật gia tăng. Đây là trường hợp huyết tán trong xơ gan. Sỏi có màu đen. Hoặc hình thành do hậu quả của giun chui ống mật hay nhiễm khuẩn đường ruột. Sỏi có màu nâu.
Sỏi muối mật: Tạo thành do kết tinh muối mật. Có màu đỏ, dễ kết hợp với calci.
Làm thế nào tránh được phiền toái do sỏi mật gây ra?
Đầu tiên, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm giàu cholesterol vì cholesterol là chất dễ kết tinh nhất trong dịch mật. Nếu cholesterol quá nhiều, các axit mật không đủ sức hoà tan thì nó sẽ kết tinh và ứ đọng lại thành sỏi mật. Hầu hết, sỏi được hình thành từ các cặn sỏi là cholesterol này. Việc ăn bao nhiêu cholesterol là đủ thì không có một ước lượng quy chuẩn nào cụ thể cho người bị sỏi. Nhưng có một khuyến cáo là không nên ăn những thực phẩm giàu chất này. Các thực phẩm nên hạn chế trong thực đơn là lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật như tim, gan, óc… Và một tuần không nên ăn quá 3 quả trứng và không quá 1 quả tim.
Người bệnh nên tăng cường vận động cho cơ thể. Vận động làm tăng hoạt động cơ bắp, làm tăng nhu động mật, làm giảm sự ứ trệ. Nó có hiệu quả mạnh mẽ sức khỏe hệ tiêu hóa và giảm hẳn nguy cơ sỏi mật tái phát. Thực hiện phương pháp vận động phù hợp và đều đặn theo lứa tuổi là điều có lợi nhất. Các môn thể thao như đi bộ, chạy chậm, tập dưỡng sinh là những môn thể thao tốt với mọi người ở mọi lứa tuổi. Như thế sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa. Cần nhớ rằng không nên vận động quá sức, điều đó có hại hơn có lợi.
Nên tăng cường vận động cho đường mật để tăng tống sỏi. Các thực phẩm này làm tăng vận động mật là các thực phẩm làm tăng vận động cơ đường mật và nhu động ruột. Sữa, gói thuốc bột MgSO4, rau quả là những thức ăn có tác dụng làm tăng vận động đường mật rõ rệt. Kết quả cuối cùng là làm mật ra trơn tru và giảm lắng đọng. Bạn nên bổ sung nhiều rau quả vào chế độ ăn, tối thiểu 500g rau một ngày.
Chúng ta cần ăn đủ 3 bữa/ngày dù bạn không có thời gian. Do mật được tiết ra liên tục, nếu chúng ta ăn đủ 3 bữa/ngày thì mật sẽ không có cơ hội lắng đọng. Như vậy, chúng ta sẽ giảm bớt nguy cơ sỏi mật tái phát. Bạn không nên nhịn ăn sáng để đến quá trưa ăn một thể. Điều đó có nhiều tác hại, ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn bạn ta tưởng.