Trong số 3.000 người bị biếng ăn và ăn uống vô độ, trong đó đàn ông chiếm đến 25 – 40% số người bị rối loạn ăn uống do chè chén say sưa. Theo Hiệp hội Quốc gia về rối loạn ăn uống (NEDA), mỗi ngày tại Mỹ có hơn một triệu nam giới mắc hội chứng này.
Do trầm cảm: suy nhược hay tâm lý tiêu cực trong một thời gian dài như buồn chán, thiếu mục đích sống… là nguyên nhân thường gặp. Bệnh nhân có thể tự cô lập với xã hội, thiếu hứng thú với các sở thích hay công việc khác và than phiền về hình thể của bản thân, từ đó gây mất tự tin. Họ đặc biệt tỏ ra thờ ơ và mệt mỏi khi tham gia các hoạt động thể thao đồng thời tự cảm thấy mình không đủ năng lực để hoàn thành những mục tiêu có lợi cho sức khỏe. Có nhiều cách để điều trị khi mắc bệnh, tuy mức độ phục hồi còn nhiều thách thức và nỗ lực của bệnh nhân.
Do tiết giảm ăn uống: người bị rối loạn ăn uống dạng biếng ăn hay ăn quá nhiều thường ăn uống kiêng khem quá độ. Họ có thể hạn chế ăn uống và duy trì thể trọng ở mức thấp còn người ăn quá nhiều hạn chế dung nạp calorie trong những cuộc chè chén say sưa và có thể bị giảm cân, nhưng thường là tăng cân. Người hạn chế calorie thường theo đuổi cách ăn uống thất thường và đặc biệt những nguyên tắc khắc khổ khác để hạn chế dung nạp calorie chẳng hạn như không ăn thực phẩm có chất béo, đường hay carbohydrate.
Do chè chén say sưa: bệnh còn liên quan đến vấn đề cảm xúc, thói quen và hành vi giữa thể trọng và thực phẩm. Bệnh nhân thói quen ăn uống một cách vô độ ngay cả khi đã no, không thể kiểm soát việc chè chén và hiếm khi có tâm lý thỏa mãn khi ăn uống. Nhận định của trường Đại học Brown (Mỹ) cho biết, có khoảng 40% đàn ông được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống do chè chén say sưa”. Theo BS. Roberto Olivardia của Đại học Brown: “Bệnh nhân có thể trọng lên xuống bất thường. Họ có thể tăng cân hay béo phì trước khi mắc bệnh, do theo đuổi chế độ ăn giảm cân tối đa hay tăng thể trọng vì chè chén do ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate”.