Thuốc viên: Đầu tiên phải kể đến là các loại kháng sinh, nếu uống nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm tổn thương hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột, vì kháng sinh sẽ tiêu diệt một số lượng lớn vi khuẩn có lợi trong ruột. Bạn đang dùng thuốc tránh thai hay biện pháp dùng kích thích tố thay thế hormone cũng làm cho bạn béo phì. Ngoài ra, thuốc điều trị tim mạch, cao huyết áp, ung thư vú, chống động kinh, viêm khớp dạng thấp, chứng đau nửa đầu… dù là chậm nhưng chắc chắn nếu bạn sử dụng nhiều thì nguy cơ béo phì không tránh khỏi.
Trầm cảm: Nguyên nhân gây nên trầm cảm chưa được biết rõ nhưng trầm cảm là nguyên nhân gây béo phì thì chắc chắn. Điều này có thể là do đặc thù của quá trình trao đổi chất, do cách ăn uống và dùng thuốc điều trị bệnh trầm cảm. Các nhà khoa học cho rằng, những người uống thuốc trầm cảm trong nửa năm có thể tăng 4kg mỡ thừa.
Táo bón: Các nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng táo bón là do thiếu nước trong cơ thể, số lượng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột quá ít hoặc chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Vì vậy, sau khi tiếp nhận thức ăn ruột không có đủ thời gian để phân hủy thức ăn, và đến bữa chúng ta lại tiếp tục ăn, kết quả là một sự tích tụ lượng mỡ thừa quá lớn.
Thiếu vitamin và khoáng chất: Đối với nhiều người do đặc thù công việc, nhất là dân văn phòng không có đủ thời gian cho một bữa ăn bình thường nên phải sử dụng các đồ ăn nhanh tiện cho công việc như fast food. Đối với việc ngăn ngừa béo phì bạn nên bổ sung đủ vitamin D, magiê và sắt bằng các loại thực phẩm như: thịt đỏ, rau xanh, các loại hạt và trái cây… sẽ giúp bạn cân bằng lại quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Không cho con bú: Các nhà khoa học cho rằng, phụ nữ cho con bú ít nhất 6 tháng sẽ giảm được nguy cơ béo phì, và cứ sau mỗi 6 tháng phụ nữ cho con bú lại giảm được 1-2% chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể). Nếu các bà mẹ trẻ cho con bú hàng ngày sẽ tiêu hao khoảng 500 calo, vì vậy giảm được lượng lớn mỡ thừa sau khi sinh.