Những cơn mệt mỏi kéo dài của các bệnh nhân ung thư thường bị quy cho căn bệnh này, trong đó có cả những cơn đau do ung thư gây ra và tác dụng của thuốc chữa trị như biện pháp hóa trị. Các nghiên cứu trước đó cho thấy các liệu pháp nói chuyện, tư vấn về dinh dưỡng và châm cứu là những giải pháp có thể giúp làm đỡ các cơn mệt mỏi này.
Tuy nhiên, những phát hiện mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Tây nước Anh (University of the West of England) ở Bristol đăng tải trên tạp chí The Cochrane Library lại cho thấy việc tập thể dục từ nhẹ nhàng đến mức độ vừa phải cũng giúp cho những người ta thoải mái hơn mà lại không tốn kém lắm.
Fiona Cramp, người tham gia công trình nghiên cứu trên, cho hay: “Chúng tôi không trông chờ mọi người chạy hơn 1 km mỗi ngày. Một số người sẽ cảm thấy thoải mái khi đi bộ hoặc đi xe đạp. Chúng tôi khuyến khích các bệnh nhân ung thư hãy vận độ với cường độ thấp thôi.”
Cramp và cộng sự của bà là James Byron-Daniel thu thập kết quả từ 38 nghiên cứu so sánh trực tiếp hơn 2.600 đối tượng bị mệt mỏi do bệnh ung thư tham gia hoặc không tham gia một chương trình thể dục nào.
Phần lớn nghiên cứu tập trung vào phụ nữ mắc bệnh ung thư vú và các loại hình thể dục khác nhau, từ đi bộ, đạp xe tới tập tạ hay yoga. Khối lượng tập được tính từ 2 lần/tuần tới tập luyện hàng ngày, trong thời gian từ 10 phút đến 2 giờ đồng hồ, tùy thuộc vào vấn đề nghiên cứu.
Khi tập hợp lại các kết quả, các nhà nghiên cứu thấy rằng vận động cơ thể trong thời gian và sau thời gian điều trị ung thư giúp cho người bệnh tiếp thêm được năng lượng. Cụ thể, hình thức tập thể dục như đi bộ và đạp xe giúp làm giảm mệt mỏi hơn các biện pháp đối kháng khác.
Tuy nhiên, theo Cramp, mỗi loại hình tập thể dục có lợi ích khác nhau đối với từng loại bệnh. Ví dụ, loại hình tập thể dục này có thể có lợi cho những người bị bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt song lại không có lợi cho bệnh bạch cầu và ulympho.