Xuyên bối tỳ bà cao và nguyên lý trị ho theo y học cổ truyền
Xuyên bối tỳ bà cao phối hợp nhiều vị dược liệu theo nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền, với 2 vị thuốc chủ đạo là Xuyên bối mẫu và Tỳ bà diệp kết hợp cùng nhiều thảo mộc khác.
Trong đó chứa cả thuốc bệnh và thuốc bổ. Trong thuốc bệnh lại bao gồm thuốc trị ho hàn và ho nhiệt.
Thuốc trị ho nhiệt thì có tính hàn như xuyên bối mẫu, qua lâu nhân, tỳ bà diệp, giúp thanh phế (mát phế), tán kết, hóa đàm, chỉ khái (giảm ho). Thuốc trị ho hàn gồm các vị có tính ấm như trần bì, cát cánh, bán hạ, có tác dụng ôn phế, hóa đàm, chỉ khái.
Thuốc bổ, cũng gồm có thuốc ôn bổ và thanh bổ. Thuốc bổ ấm như viễn chí, ngũ vị tử, ôn bổ phế khí, giúp cơ thể thích ứng được với thay đổi của môi trường bên ngoài, đặc biệt là khí lạnh. Thuốc bổ mát như sa sâm giúp bổ phế âm.
Vì vậy, phương thuốc có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, phạm vi rộng như trị ho hàn, ho nhiệt, ho cấp tính, ho mãn tính…
Sáng tạo trên kinh nghiệm dân gian Việt Nam
Dựa trên nền tảng lí luận của y học cổ truyền trong việc phối hợp các vị thuốc, kết hợp vận dụng sáng tạo kinh nghiệm dân gian trong trị bệnh, Xuyên bối tỳ bà cao được gia thêm 2 vị thuốc Ô mai, mật ong, đã giúp công hiệu của phương thuốc được tăng lên nhiều phần.
Trong ô mai có muối, giúp sát trùng niêm mạc hầu họng. Thịt quả ô mai chứa nhiều acid hữu cơ, vitamin C. Theo đông y, ô mai kích thích sinh tân dịch, liễm phế, nghĩa là giữ cho môi trường ở đường hô hấp được tốt hơn, trong trường hợp phế âm hư, ho khan.
Ô mai thường được phối hợp với cam thảo khi chế biến thành món ăn hay làm thuốc. Cam thảo có tính ôn (tức ấm), giúp làm ấm đường hô hấp. Trong cam thảo, có những hợp chất hữu cơ như saponin, flavonoid, vừa có tác dụng long đờm, vừa có tác dụng chống viêm.
Trong sách của Hải Thượng y tông tâm lĩnh, có dùng mật ong vào nhiều phương thuốc chữa ho, có cả phương thuốc dùng để chữa ho lao, gọi là Cam lộ thần cao. Mật ong còn có tác dụng bồi bổ, làm dịu, làm se, chóng lành niêm mạc hầu họng khi bị tổn thương…