Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Dinh dưỡng - Sức khoẻ » Giải pháp hữu hiệu cho bé biếng ăn

Giải pháp hữu hiệu cho bé biếng ăn

Bé biếng ăn khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng gây nên hệ thống miễn dịch hoạt động kém, sức đề kháng trong cơ thể trẻ suy yếu. Từ đó dẫn đến một số bệnh dễ mắc nhất ở trẻ em như: viêm đường hô hấp, còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng, tiêu chảy…

1. Kích thích cảm giác ăn ngon của trẻ

Mỗi một lần ăn là trẻ lại cảm giác như một “cực hình” và thường phản ứng chống lại việc ăn uống, khiến cha mẹ không khỏi đau đầu. Do đó, mỗi khi cho trẻ ăn uống, nên tạo cảm giác hứng thú cho trẻ ngay từ thìa đầu tiên. Ngoài việc chú trọng đến loại thực phẩm, cách chế biến phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của bé, cần phải đảm bảo các giác quan của trẻ, nhất là vị giác và khứu giác, cảm nhận được mùi, vị của thức ăn tốt, ngon, hấp dẫn trẻ. Khi đã cảm thấy được rồi, bé sẽ ăn một cách tự nhiên mà không cần phải ép, dọa nạt hay bày trò cho trẻ ăn.

  • L-lysin:

Là một acid amin thiết yếu giúp kiến tạo nên hầu hết các protein của cơ thể, nhưng cơ thể lại không thế tự tổng hợp được, do vậy phải bổ sung hàng ngày qua thực phẩm. Nó đóng vai trò chính trong việc hấp thu calci, tổng hợp các protein của hệ cơ, giúp cơ thể sản xuất các hormon, enzym và các kháng thể cần thiết. Acid amin này còn có tác dụng kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ khi ăn. Các loại thực phẩm thông thường chứa rất nhiều thành phần này, tuy nhiên, L-lysin kết hợp với đường có trong thức ăn tham gia vào quá trình nâu hóa, do vậy lượng L-lysin còn lại hấp thu vào cơ thể rất ít. Nếu trong thức ăn của bé có chứa nhiều đường thì khả năng bị thiếu L-lysin rất cao. Chính vì thế, bé sẽ cảm thấy không ngon miệng khi ăn, dần dần dẫn đến biếng ăn.

  • Kẽm:

Là một chất khoáng có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể ở nhiều khía cạnh. Đặc biệt, nguyên tố vi lượng này đóng vai trò quan trọng trong nhận biết mùi, vị. Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ cung cấp một lượng kẽm khá dồi dào. Tuy nhiên, sau 6 tháng, cơ thể bé bước sang một giai đoạn phát triển mới, khi đó lượng kẽm trong sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng phát triển của cơ thể bé. Lúc này, việc cung cấp thêm kẽm từ những nguồn bên ngoài là thực sự cần thiết.

2. Bổ sung chất ổn định đường tiêu hóa

Bé nếu ăn nhiều, đầy đủ dưỡng chất mà vẫn không được hấp thu tốt, có thể là do: bé bị đầy bụng hoặc tiêu chảy. Dấu hiệu này tuy không đáng lo, nhưng nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, mệt mỏi, ốm yếu ở trẻ. Do vậy, đường tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hấp thu dưỡng chất của cơ thể bé. Phải kể đến một số thành thần cần thiết cho hệ tiêu hóa:

  • Chất xơ:

Tuy không tạo ra nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể bém nhưng nó lại đóng vai trò giúp tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Chất xơ có nhiều trong các loại rau quả, nhưng lại là những thực phẩm mà bé không thích trong những năm đầu đời mà bố mẹ cũng rất hay chủ quan về việc cung cấp cho trẻ lượng rau quả này. Đặc biệt chất xơ inulin giúp trẻ phòng chống táo bón, tạo cơ hội cho hệ vi khuẩn có lợi tại đường ruột phát triển.

  • Các vitamin nhóm B:

Là những vitamin rất quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid, protein, lipid có trong thức ăn thành các dưỡng chất vận chuyển tới từng tế bào và tạo ra năng lượng hoạt động của cơ thể. Nếu thiếu hụt các vitamin này, mọi hoạt động của tế bào sẽ bị “đình trệ” vì không có năng lượng.

3. Hệ miễn dịch

Đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn phát triển đầu đời. Hệ miễn dịch giống như “hàng rào phòng thủ” kiên cố, vững chắc, giúp cơ thể bé chống lại sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh có hại. Nếu hàng rào này yếu ớt, mọi cơ quan trong cơ thể trẻ sẽ bị “tấn công” bởi các loại vi khuẩn, nấm, virus… có hại từ môi trường, sẽ dẫn đến toàn bộ hệ thống trong cơ thể cũng sẽ bị suy yếu.

  • Kẽm:

là một vi chất có mặt ở mọi tế bào trong cơ thể. Đối với hệ miễn dịch, nó là một thành phần cấu tạo không thể thiếu. Ngoài ra, các acid amin được cung cấp từ thức ăn và quá trình phân cắt protein cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các kháng thể của hệ miễn dịch.

4. Bổ sung chất giúp tăng trưởng chiều cao và phát triển trí não

Sau một thời gian biếng ăn, hầu như mọi dưỡng chất cần thiết ở cơ thể bé đều bị thiếu hụt; đặc biệt là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và chiều cao.

  • DHA, Taurin, Cholin:

Là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về não, thị giác và hệ thần kinh của trẻ. Giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, tập trung, ghi nhớ và khắc phục tâm lý chán nản ở trẻ.

  • Calci:

Thành phần không thể thiếu giúp xương phát triển. Đặc biệt, thành phần L-lysin còn làm tăng hấp thu calci từ thực phẩm vào máu. Dưỡng chất này cần thiết cho việc tăng trưởng chiều cao ở trẻ trong giai đoạn phát triển đầu đời.

Gửi thảo luận