Ðiện thoại thông minh đo được nhiệt độ của trẻ
Tương lai, việc đo thân nhiệt của trẻ sẽ đơn giản giống như quét mã vạch, không gây đau, khó chịu như các phương pháp đo hiện tại, đó là việc dùng loại điện thoại thông minh, có màn hình cực nét và còn có chức năng đo nhiệt độ do chuyên gia Jacob Fraden ở Công ty Fraden Corporation của Mỹ phát minh. Chỉ cần hướng điện thoại vào trán trẻ, giống như chụp ảnh và chỉ cần 1 giây là người ta biết được nhiệt độ cơ thể của trẻ. Thực chất, điện thoại thông minh này có thêm một sensor (cảm biến) hồng ngoại nên nó làm tăng thêm tiện ích cho điện thoại như đo nhiệt độ, đo khí rò rỉ, làm thiết bị an ninh trông coi nhà cửa, thậm chí làm được cả chức năng đo độ cồn trong hơi thở.
Điện thoại thông minh đo được nhiệt độ của trẻ.
|
Sử dụng bọt tương thích sinh học đưa tế bào gốc và thuốc vào cơ thể
Các kỹ sư sinh học ở ĐH Harvard Mỹ (UV) vừa cho ra đời một phương pháp mới để đưa tế bào gốc và thuốc vào cơ thể. Các loại bọt tương thích sinh học hay có thể hiểu đơn giản hơn là giàn giáo sinh học được ép lại đưa qua xơranh tiêm vào chỗ cần trị bệnh trong cơ thể. Các loại bọt ép này có thể chứa các tế bào gốc, tế bào sống hoặc thuốc chữa bệnh.
Theo đó, sau khi ra khỏi mũi tiêm nó phát triển từ từ trở lại theo đúng kích thước nguyên thủy. Đây là những loại bọt được chế từ tảo biển có tên là alginate, hay còn gọi là gel bọt xốp, được tạo ra trong quá trình đông lạnh. Khi dịch lỏng alginate bắt đầu đông lạnh, các tinh thể đá khô được hình thành, gen bao quanh sẽ trở nên cô lại và sau này khi vào cơ thể các tinh thể đá sẽ nóng chảy và để lại các hệ thống rỗ xốp kiểu giàn giáo, cho phép dung dịch và các phân tử lớn chảy qua. Tiếp tục, các tế bào sống (tế bào gốc) sẽ dựa vào khung giàn giáo này phát triển.
Ðế giày thông minh
Các chuyên gia ĐH Utal Mỹ (UU) đứng đầu là GS. Stacy Bamberg đã phát minh ra một loại đế giày thông minh dùng cho người tàn tật, người già phải dùng chân giả để cảnh báo nguy cơ ngã gây chấn thương. Đế giày được trang bị 2 điện trở, có nhiệm vụ đo áp lực khi chân người chạm đất. Ngoài ra, nó còn có một gia tốc kế kiểm soát hành trình của chân và một con quay hồi chuyển để quy định góc và vị trí của bàn chân.
Toàn bộ thông tin của các cảm biến này sẽ được truyền không dây tới điện thoại di động để giúp người bệnh điều chỉnh dáng đi, tốc độ cho phù hợp nhằm hạn chế ngã. Theo GS. Bamberg, loại giày này hiện đang được Công ty Veristride đưa vào ứng dụng và sẽ có mặt trên thị trường trong tương lai gần, giá thành ước khoảng 500 USD.
Thiết bị cảnh báo sớm nguy cơ suy giảm trí nhớ
Viện Công nghệ y sinh Fraunhofer (FIB) của Đức hiện đang nghiên cứu cho ra đời thiết bị cảnh báo sớm nguy cơ suy giảm trí nhớ. Thực chất là một cảm biến (sensor) dùng đo áp lực trong ngành công nghiệp ôtô nhưng nó lại chịu ẩm tốt và được cấy ghép trong cơ thể người bệnh phục vụ việc đo áp lực não. Thiết bị này còn có cơ chế tự hành không cần dùng đến pin riêng. Chỉ cần phẫu thuật nhỏ, đặt dưới da đầu, đo được áp lực não và các thông số khác, đặc biệt là biết được quá trình gián đoạn của quá trình lưu thông máu, làm cho não hoạt động kém như ở nhóm người đột quỵ.
Màn hình "chống suy dinh dưỡng" ở người già.
|
Màn hình "chống suy dinh dưỡng" ở người già
Sau khi phối hợp cùng các chuyên gia ở Trung tâm Kiểm soát phòng chống dịch bệnh Mỹ thực hiện nghiên cứu ở 3.000 người cao tuổi, các chuyên gia ĐH Lousiana (LSU) phát hiện thấy có nhiều người cao tuổi qua đời không phải vì các chứng bệnh nan y mà lại chết vì bệnh suy dinh dưỡng, nhất là nhóm người sống cô đơn, độc thân không có người nuôi dưỡng. Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia ở LSU đã phát minh ra một hệ thống màn máy tính có tên NANA (Novel Assessment of Nutrition and Ageing), đánh giá thực trạng dinh dưỡng ở người già, đặc biệt là kiểm tra chất lượng bữa ăn, kiểm tra nhận thức, tâm trạng và chức năng thể chất cơ thể nhóm người cao niên.
Cùng với thực đơn, bác sĩ còn đánh giá chức năng nhận thức, các hoạt động thể chất, tâm trạng… sau đó tùy thuộc vào sức khỏe từng người để đưa ra phản hồi, khuyến cáo cần thiết, giúp họ điều chỉnh thực đơn cho phù hợp để hạn chế việc suy giảm dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Băng y học không gây đau dùng cho trẻ sơ sinh
Nhược điểm của các loại băng y học dùng cho trẻ em hiện có là khi tháo băng gây đau. Các chuyên gia Viện Sáng tạo nhi khoa (IPI) thuộc Viện Công nghệ MIT đã cho ra đời một loại băng y học thế hệ mới khắc phục những nhược điểm này. Loại băng mới của MIT đã được cải tiến dùng thêm lớp thứ 3 bằng silicon nên khi tháo dễ dàng không gây đau. Trong lớp silicon, các nhà khoa học còn tăng cường một lớp lưới mỏng để tăng kết dính với hai lớp còn lại và giúp cho băng đảm nhận chức năng giữ thuốc khi băng nhưng khi tháo băng thì lớp lưới này lại tự phân hủy nên không gây đau cho trẻ, trong khi đó quá trình chế tạo lại đơn giản, không phải tăng thêm chi phí quá nhiều.