Nhờ thế tôi được chỉ định dùng để điều trị loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, loét lành tính, phòng tái phát loét tá tràng, phòng loét do stress. Ngoài ra, tôi cũng rất hữu ích trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
|
Với bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của tôi thì tuyệt đối không được dùng tôi đâu đấy! Bên cạnh đó, với người suy thận do nguy cơ tăng nồng độ nhôm trong huyết thanh (nhất là khi dùng dài ngày), bệnh nhân suy thận nặng cũng nên thận trọng khi dùng tôi. Mặc dù chưa xác định được tác dụng có hại đến thai và chưa biết sucralfat có bài tiết vào sữa hay không, song đối với phụ nữ mang thai và cho con bú cũng chỉ nên dùng tôi trong trường hợp thật cần thiết.
Khi sử dụng tôi, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, thường gặp nhất là táo bón. Ngoài ra, có thể có một vài trường hợp mắc tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, ngứa, ban đỏ, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ, đau lưng, đau đầu. Hãn hữu lắm mới có một trường hợp mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to.
Có một điều khá quan trọng mà bạn nên chú ý là sucralfat tôi không nên dùng cùng thức ăn mà phải uống vào lúc đói.
Bạn có thể dùng các antacid cùng với tôi trong điều trị loét tá tràng để giảm nhẹ chứng đau, nhưng không được uống cùng một lúc vì antacid có thể ảnh hưởng đến sự gắn của tôi trên niêm mạc. Tốt nhất nên uống antacid trước hoặc sau khi uống sucralfat tôi nửa giờ. Các thuốc cimetidin, ranitidin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin, digoxin, warfarin, phenytoin, theophylin, tetracyclin khi uống cùng với tôi sẽ bị giảm hấp thu. Vì vậy phải uống những thuốc này 2 giờ trước hoặc sau khi uống sucralfat.
Cuối cùng, xin lưu ý các bạn là sử dụng tôi đúng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.