Ðặc trưng của ho
Ho được đặc trưng bởi việc tống khí mạnh qua thanh môn đóng kín một cách cưỡng bức làm thanh môn đột ngột mở ra, đẩy không khí và các chất vướng mắc (không mong muốn) khác ra ngoài qua khí quản. Ho có thể do có ý thức hoặc là vô thức.
Ho là một cơ chế sinh lý để bảo vệ cơ thể, đồng thời có thể là triệu chứng một số bệnh. Việc điều trị các bệnh đó sẽ làm giảm ho nhưng có trường hợp cần điều trị triệu chứng này. Liệu pháp được lựa chọn đó là phải dựa vào việc ho khan hay ho có đờm.
Ho khan: Không thể xem thường. Thí dụ trong cảm lạnh có ho khan, thuốc ho sẽ cải thiện ít nhiều tình trạng. Các thuốc pholcodin và dextromethophan hay dùng để trị ho có ít tác dụng trong ho nặng. Thuốc ho chứa codein và các quizoid nói chung không dùng cho trẻ em và cấm dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Ho có đờm: Có liên quan đến một số bệnh như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, xơ hóa nang. Không dùng thuốc ho chữa những chứng ho được coi như cơ chế bảo vệ cơ thể. Các chất long đờm được dùng trong ho có đờm, theo cơ chế tăng thể tích các chất tiết ra khí quản, làm cho việc ho dễ tống các chất thải ra ngoài. Tuy nhiên, những bằng chứng thực tế về lợi ích của thuốc ho long đờm còn hạn chế và thầy thuốc cho rằng chúng không hiệu quả.
Bệnh phế quản, phổi gây ho.
Các thuốc dùng chữa ho
Thuốc long đờm hay dùng: guaiphenesin, iprcaananha, nacitrat.
Thuốc tiêu chất nhày hay dùng: acetylcystein, bromhexin, carbocystein, methylcystein… có tác dụng làm giảm độ nhớt của đờm, làm thay đổi cấu trúc của nó và cho thấy có tác dụng giảm ho. Về lý thuyết, thuốc tiêu nhày có thể phá hỏng lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày nên cần thận trọng với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.
Các chất kháng histamin: Có tác dụng làm dịu như dyphenhydramin thường dùng trị ho có trong nhiều đơn thuốc. Cơ chế có thể do giản????? dẫn truyền thần kinh cholinergic hay do tác dụng làm dịu, làm giảm sự tiết dịch ở mũi và có hiệu quả chữa ho trong chứng ho do chảy nước mũi sau mũi nhất là khi có viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, không được dùng loại này trong ho có đờm vì có thể gây ra những cục đờm dính gây tắc nghẽn. Tác dụng làm dịu dùng ban ngày không có lợi, nên dùng vào ban đêm tác dụng tốt hơn.
Các thuốc gây giãn phế quản: Tác dụng trong trường hợp ho có kết hợp co thắt phế quản. Loại này chỉ nên dùng cho bệnh nhân hen phế quản như bricanyl.
Các thuốc có tác dụng làm dịu có tác dụng trị ho theo cơ chế tác dụng ngoại biên gián tiếp. Cơ chế có thể là chúng bao vây các thụ thể thần kinh cảm giác ở họng.
Các chất làm ẩm: Có tác dụng làm loãng niêm dịch và cũng có tác dụng làm dịu. Việc dùng các chất như menthol, các tinh dầu có lợi ích riêng của chúng, đồng thời lại đẩy mạnh việc hít thở này. Việc hít thở khí dung có nước nabicarbonat, NaCl hoặc enzym ly giải protein như chymotrypsin và trysin được dùng do có tác dụng làm ẩm hay hủy chất nhày thải ra ở khí quản.
Sung huyết mũi: Cũng rất hay gặp cùng với ho. Triệu chứng này hay gặp ở trạng thái bệnh lý như viêm mũi. Việc điều trị có thể dùng các loại kháng histamin, các thuốc giống giao cảm, các corticosteroid, cromoglycat…
Các thuốc giống giao cảm như ephedrin, phenylephrin, xylomethazolin có thể dùng dưới dạng nhỏ mũi hay thuốc phun, các thuốc phenylpropanolamin, pseudoephedrin dùng đường uống. Các thuốc này được dùng rộng rãi khi sung huyết mũi do cảm lạnh, do tác dụng alpha adrenergic ngăn sự cơ mạch, đẩy mạnh lưu lượng máu giảm phù nề niêm mạc mũi làm dễ thở hơn. Việc dùng tại chỗ các thuốc giống giao cảm gây ra sung huyết tái phát, nhất là khi dùng dài hạn vì khi sự giãn mạch thể hiện là chính thì sự co mạch kéo theo sau. Như vậy, thuốc chỉ dùng từng đợt cách quãng, một đợt không quá 7 ngày. Dùng đường uống không có dấu hiệu quá phát như vậy nhưng hiệu quả không chắc chắn và có thể có những tác dụng phụ toàn thân và nguy cơ cao có tương tác thuốc.
Lợi ích của các thuốc kháng histamin trong sung huyết mũi không do viêm mũi dị ứng thì còn chưa thấy rõ.
Việc hít thở không khí nóng ẩm cũng có lợi khi sung huyết mũi kèm cảm lạnh, Nhưng trường hợp ho, việc thêm các chất menthol hay các tinh dầu như cafeput nên khuyến khích sử dụng.