Trang chủ » Tin tức » Văn hóa thể thao » Chiêm ngưỡng Rồng vàng của các vương triều châu Á

Chiêm ngưỡng Rồng vàng của các vương triều châu Á

Trong thời kỳ phong kiến, ở nhiều nước Châu Á, rồng là biểu tượng của bậc đế vương. Hoàng đế, bậc “Thiên tử” – con Trời, nắm giữ trong tay cả thiên hạ. Màu vàng trên bộ long bào cùng những hình rồng được thêu bằng chỉ vàng trên đó tượng trưng cho sự thần thánh và tôn quý của nhà vua. 

Mỗi một bậc đế vương khi lên ngôi, hình ảnh rồng lại có những nét mới khác trước, điều đó được thể hiện trước tiên qua con dấu bằng vàng chạm trổ hình rồng của nhà vua. Nhìn vào đó người ta biết được phần nào chính sách đối nội, đối ngoại của một vương triều.
 
Rồng là biểu tượng của uy lực, sức mạnh; vàng là biểu tượng của sự giàu sang, thịnh vượng, khi hai yếu tố này kết hợp lại với nhau, nó tạo nên uy thế của bậc đế vương. Cách điêu khắc, trạm trổ hình rồng của một triều đại sẽ tiết lộ phần nào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đó. 

Biểu tượng rồng hiền hòa, mềm dẻo của triều Lý trong giai đoạn đất nước yên hưởng thái bình
Biểu tượng rồng hiền hòa, mềm dẻo của triều Lý trong giai đoạn đất nước yên hưởng thái bình

Rồng dưới triều đại nhà Trần
Rồng dưới triều đại nhà Trần

 

Rồng thời Lý thể hiện sự nhẹ nhàng mang đặc điểm của thời kỳ thái bình thịnh trị. Còn rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn vì thời Trần từng 3 lần chống quân Nguyên-Mông.
 
Rồng Việt Nam có mô-típ đặc trưng là thân rồng uốn đều đặn 11 khúc rất mềm mại thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Những bức điêu khắc Rồng được đúc bằng vàng ròng vô cùng tinh xảo.
 
Một số hình ảnh về rồng vàng dưới thời nhà Nguyễn:

 

 Rồng dưới triều vua Gia Long
Rồng dưới triều vua Gia Long

 

 

Rồng dưới chiều vua Minh Mệnh
Rồng dưới triều vua Minh Mệnh

Rồng Việt Nam nói riêng và rồng châu Á nói chung có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Rồng là một trong bốn linh vật gồm long, lân, quy, phụng, hay còn được gọi là tứ linh. Trong đó rồng có vai trò quyết định lượng mưa và thường gắn với mùa màng, nông nghiệp.

Rồng dưới triều vua Thiệu Trị
Rồng dưới triều vua Thiệu Trị

Đầu rồng có bờm dài và râu cằm, nhưng không có sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng, răng nanh ngắt lên, lưỡi mảnh rất dài. Đặc biệt là cái mào ở mũi rồng, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa.

Miệng rồng luôn ngậm viên ngọc trong khi rồng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc thường hay cầm ngọc bằng chân trước. Viên ngọc tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên ngậm viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và cao thượng.

Rồng Việt Nam hiền lành, không phô trương sức mạnh thường thấy ở rồng Châu Á nói chung. Toàn thân rồng toát lên vẻ uyển chuyển, đầu ngẩng cao thể hiện cho khí thế hừng hực muốn chinh phục các giá trị nhân văn.

 

 

Đối với người Trung Quốc, rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, biến hóa; tiết xuân thì bay lên trời, tiết thu thì lặn sâu đáy vực.

 

Rồng Trung Quốc
Rồng Trung Quốc

Rồng ở chuôi kiếm của võ sĩ samurai
Rồng ở chuôi kiếm của võ sĩ samurai- Nhật Bản

Rồng trên đồng tiền vàng Hàn Quốc

Rồng trên đồng tiền vàng Hàn Quốc
 

Rồng Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc gần như giống nhau, chỉ khác ở một điểm là rồng Nhật Bản trên mỗi bàn chân thường có 3 ngón còn rồng Trung Quốc và Hàn Quốc có từ 4-5 ngón.

Gửi thảo luận